Quản Cáo  Topbanner

Vấn Đề Sức Khỏe

Cập nhật: 15:04 - 05/11/2020 | Lần xem: 2770

Quản lý chất thải là 1 trong 13 tiêu chí để kiểm soát nhiễm khuẩn của bệnh viện

Chiều ngày 29/10/2020, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố đã tổ chức buổi sinh hoạt khoa học kỹ thuật với chuyên đề “Quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt và rác y tế” với sự tham gia của hơn 200 nhân viên y tế đang công tác tại bệnh viện, cơ sở y tế trong toàn thành phố.

Theo kết quả điều tra của các đơn vị nghiên cứu Bộ Y Tế và Tổ chức Y tế thế giới, thành phần chất thải rắn bệnh viện ở Việt Nam được thống kê theo tỉ lệ sau: giấy các loại (0,3%), kim loại - vỏ hộp (0,7%), thủy tinh- kim tiêm- chai lọ thuốc (3,2%), bông băng- bột bó gãy xương (8,8%), chai - túi nhựa các loại (10,1%), bệnh phẩm (0,6%), rác hữu cơ (52,57%), đất đá và các vật rắn khác (21,3%). Công tác quản lý chất thải y tế hiện nay đang được triển khai và hướng dẫn thực hiện theo thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y Tế và Bộ Tài Nguyên - Môi Trường

Chia sẻ tại buổi sinh hoạt, TS.BS Trương Sơn - Phó Trưởng khoa Sức khỏe môi trường - Y tế Trường học cho biết: quản lý chất thải y tế là quá trình phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và giám sát quá trình thực hiện. Phân loại rác thải y tế không chỉ giúp cho môi trường bệnh viện, phòng khám được sách sẽ thoáng mát, mà còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng với việc xử lý rác thải. Phân loại chất thải y tế đúng và sớm ngay tại nguồn sẽ giúp tiết kiệm nguồn lực xã hội-hạn chế tác hại đến môi trường và con người. Có 4 loại chất thải gồm: chất thải lây nhiễm, chất thải nguy hại không lây nhiễm, chất thải thông thường, chất thải tái chế với màu sắc của bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế quy định:

- Màu vàng đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải lây nhiễm;

- Màu đen đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại không lây nhiễm

- Màu xanh đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế thông thường

- Màu trắng đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải tái chế

Việc thu gom rác thải cần được bố trí thời gian hợp lý, thời điểm ít người qua lại và nên làm ngoài giờ hành chính. Ngoài ra, với nhân viên y tế phụ trách thu gom cần lưu ý thực hiện: không bưng bê, không chất quá đầy, sử dụng thang máy riêng. khử khuẩn thang máy sau mỗi lần thu gom, bàn giao nhân viên tiếp nhận về số lượng, trọng lượng từng loại chất thải (riêng nhau thai bàn giao số lượng), trang phục bảo hộ lao động đầy đủ, xe thu gom được làm sạch và khử trùng hàng ngày.

Trong tháng 11/2020, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố sẽ tổ chức 2 buổi sinh hoạt với thông tin như sau:

Thời gian

Đề tài

Báo cáo viên

Địa điểm

13g30 thứ năm 05/11/2020

Bệnh Dị ứng - Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

TS.BS Trịnh Hoàng Kim Tú  (Hội Hen - Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng TP.HCM)

59B Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1

13g30 thứ năm 12/11/2020

Liên quan giữa bệnh lý Tai Mũi Họng và các chuyên khoa khác

BS.CKI Từ Cẩm Hương (Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM)

 

Toàn cảnh buổi sinh hoạt khoa học kỹ thuật

Thu Loan - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố