Quản Cáo  Topbanner

Bản tin hàng ngày

Cập nhật: 21:47 - 25/06/2020 | Lần xem: 1611

Tin nổi bật ngày 25/06/2020

1/ Phi công người Anh đã tự bước đi, đêm ngủ tốt, 70 ngày Việt Nam không có ca mắc COVID-19 ở cộng đồng

Bản tin của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, hôm nay Việt Nam tròn 70 ngày không có ca mắc COVID-19 ở cộng đồng. Phi công người Anh đã tự xoay trở trên giường, tự ngồi dậy được, chịu lực hai tay trên khung tập tự đứng dậy và bước được vài bước.

Nguồn:

https://suckhoedoisong.vn/phi-cong-nguoi-anh-da-tu-buoc-di-dem-ngu-tot-70-ngay-viet-nam-khong-co-ca-mac-covid-19-o-cong-dong-n176162.html

2/ Bộ Y tế: Thực hiện nghiêm các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia trong toàn ngành

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa ký ban hành Chỉ thị số 19/CT-BYT về tăng cường thực thi các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia trong ngành y tế.

Theo Chỉ thị, các đơn vị tăng cường chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Các cơ quan, đơn vị căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về phòng, chống tác hại của rượu, bia; xây dựng, hướng dẫn tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia; đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Nguồn:

https://suckhoedoisong.vn/tang-cuong-thuc-thi-cac-quy-dinh-cua-luat-phong-chong-tac-hai-cua-ruou-bia-trong-nganh-y-te-n176141.html

3/ Nhanh chóng cách ly 16 người tiếp xúc gần bệnh nhân bạch hầu ở TP.HCM

Sau khi phát hiện nam học viên mắc bệnh bạch hầu, cơ quan chức năng ở TP.HCM đã nhanh chóng cách ly 16 người tiếp xúc gần nơi bệnh nhân sinh sống, học tập.

Đến nay, ngoài Đắk Nông thì TP.HCM là địa phương thứ hai ghi nhận dịch bạch cầu. Trước diễn biến phức tạp này, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu - giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM - đã tổ chức đoàn khảo sát, hỗ trợ kỹ thuật cho Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, nơi tiếp nhận điều trị trực tiếp các trường hợp bạch hầu của tỉnh Đắk Nông trong thời gian qua.

Nguồn:

https://tuoitre.vn/nhanh-chong-cach-ly-16-nguoi-tiep-xuc-gan-benh-nhan-bach-hau-o-tp-hcm-20200625202310423.htm

 

4/ Những lưu ý khi dùng PrEP- Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV

PrEP là điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV cho những người có nguy cơ nhiễm HIV cao. Ở nước ta đã triển khai thí điểm điều trị PrEP từ năm 2017 và trong thời gian tới sẽ mở rộng dịch vụ PrEP ra tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Hiện nay Bộ Y tế hướng dẫn các đối tượng sau nên dùng PrEP để dự phòng lây nhiễm HIV, cụ thể là: Nam có quan hệ tình dục đồng giới; Người chuyển giới nữ; Người bán dâm; Người tiêm chích ma túy; Bạn tình của người nhiễm HIV mà người nhiễm HIV đó chưa điều trị ARV hoặc điều trị ARV nhưng tải lượng HIV chưa đạt dưới ngưỡng phát hiện vi rút (vẫn còn trên 200 bản sao/ml máu).

Nguồn:

https://suckhoedoisong.vn/nhung-luu-y-khi-dung-prep-dieu-tri-du-phong-truoc-phoi-nhiem-hiv-n176107.html

 

5/ Trẻ sốc thuốc nặng do mẹ tự mua thuốc viêm họng cho uống

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) vừa tiếp nhận bé trai 11 tuổi, ở Bình Chánh, TP.HCM trong tình trạng sốc nặng.

Đây là trường hợp sốc phản vệ do thuốc kèm rối loạn nhịp nặng. Tuy được bệnh viện kịp thời cứu sống nhưng vụ việc là bài học rất cần cảnh báo rộng rãi: Phụ huynh không nên tự ý mua thuốc cho trẻ uống khi trẻ bệnh mà phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị. Khi biết trẻ có dị ứng thuốc, phụ huynh phải khai báo với bác sĩ để tránh gây phản ứng thuốc nặng xảy ra cho trẻ.

Nguồn:

https://vtv.vn/suc-khoe/tre-soc-thuoc-nang-do-me-tu-mua-thuoc-viem-hong-cho-uong-20200625151204579.htm

 

Yến Thư – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh (Tổng hợp)