Quản Cáo  Topbanner

Bản tin hàng ngày

Cập nhật: 22:58 - 24/05/2020 | Lần xem: 1826

Thông tin nổi bật ngày 24/05/2020

1/ Bản tin dịch COVID -19 trong 24h qua: Các ca mắc mới không thể lây nhiễm ra cộng đồng, hiện cách ly 15.412 người

Sáng nay, Việt Nam ghi nhận thêm một ca nhiễm COVID -19 mới nâng tổng số ca nhiễm tại Việt Nam là 325 ca, trong đó 267 người đã khỏi bệnh. Hiện đến thời điểm hiện tại Việt Nam đang cách ly 15.412 người. Đặc biệt, trên chuyến bay VN0062 về Việt Nam ngày 13/5 đến nay đã ghi nhận 32 ca nhiễm bệnh. Tuy nhiên, tất cả các ca bệnh đều đã được cách ly ngay từ khi nhập cảnh nên không có khả năng lây nhiễm trong cộng đồng.

Nguồn:

https://suckhoedoisong.vn/ban-tin-dich-covid-19-trong-24h-qua-cac-ca-mac-moi-khong-co-kha-nang-lay-nhiem-ra-cong-dong-hien-cach-ly-15412-nguoi-n174487.html

2/ Thông báo về ca bệnh 325

Bệnh nhân nữ, 34 tuổi, có địa chỉ tại Gia Viễn, Ninh Bình. Bệnh nhân đã từng mắc COVID-19 tại Nga, đã khỏi bệnh trước khi về Việt Nam. Ngày 13/5, bệnh nhân từ Moscow về sân bay Vân Đồn trên chuyến bay VN0062, được cách ly ngay tại Trung đoàn 125, Hải Dương. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hải Dương. Như vậy, tổng số ca nhiễm trên chuyến bay VN0062 ngày 13/5 là 32 ca, được cách ly ngay sau nhập cảnh (30 hành khách: 27 cách ly tại Thái Bình, 2 tại Hải Dương, 1 tại Quảng Ninh và 02 tiếp viên cách ly tại TP.HCM).

Nguồn:

https://ncov.moh.gov.vn/

 

3/ Thuốc kháng virus Remdesivir không đủ hiệu quả trong điều trị COVID-19

Kết quả thử nghiệm trên người giai đoạn hai cho thấy: Thuốc kháng virus Remdesivir phải kết hợp với phương pháp khác mới đủ hiệu quả điều trị COVID-19.

Đây là nghiên cứu của Viện Quốc gia về Các bệnh dị ứng và truyền nhiễm (NIAID) của Chính phủ Mỹ được công bố ngày 22/5 trên tạp chí Y khoa hàng đầu New England Journal of Medicine.

Sau khi tiến hành thử nghiệm trên 1.063 bệnh nhân, nhóm nghiên cứu phát hiện: Thuốc rút ngắn quá trình nằm viện từ 15 ngày xuống còn khoảng 11 ngày. Tuy nhiên khoảng 7,1% người dùng remdesivir vẫn qua đời.

Nguồn:

https://vtv.vn/suc-khoe/thuoc-khang-virus-remdesivir-khong-du-hieu-qua-trong-dieu-tri-covid-19-2020052410343836.htm

4/ Vị trí công việc khác nhau tương ứng các phương tiện phòng hộ cá nhân khác nhau

Một trong những điểm mới và đáng được duy trì qua đợt cao điểm phòng chống dịch COVID-19 tại các bệnh viện đó là sử dụng dụng cụ phòng hộ cho nhân viên y tế. Tuỳ tính chất công việc mà nguy cơ bị lây nhiễm khác nhau nên chỉ định sử dụng phương tiện phòng hộ khác nhau.

Nguồn:

http://www.medinet.hochiminhcity.gov.vn/quan-ly-chat-luong-kham-chua-benh/vi-tri-cong-viec-khac-nhau-tuong-ung-cac-phuong-tien-phong-ho-ca-nhan-khac-nhau-c8-28540.aspx

 

5/ Đối phó với nắng nóng: Cần bù nước cho cơ thể

Mùa hè, xuất hiện những ngày thời tiết nắng như “chảo lửa”. Cơ thể dễ sốc nhiệt vì mất nước (thoát qua mồ hôi)... và cũng vì uống chưa đủ nước, uống chưa đúng cách...

Để đối phó nắng nóng, ngoài việc tránh đi ra đường giờ nắng nóng cao điểm thì uống đủ nước là rất quan trọng.

Nguồn:

https://suckhoedoisong.vn/doi-pho-voi-nang-nong-can-bu-nuoc-cho-co-the-n174330.html

Yến Thư - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (Tổng hợp)