Thông tin nổi bật ngày 21/9/2020
1. Chiều 21/9, không ghi nhận ca mắc mới COVID-19, Việt Nam chữa khỏi 947 bệnh nhân
Bản tin của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 chiều ngày 21/9 cho biết không có ca mắc mới COVID-19. Đến nay cũng đã 19 ngày, Việt Nam không ghi nhận ca mắc ở cộng đồng. Trong ngày có 5 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng số ca khỏi tại Việt Nam lên 947 ca.
Số ca mắc ở Việt Nam:
- Tính đến 18h ngày 21/9: Việt Nam có tổng cộng 691 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước.
- Tính từ 6h đến 18h ngày 21/9: 0 ca mắc mới, trong đó có 0 ca nhập cảnh được cách ly ngay.
2. Phòng bệnh bạch hầu, sốt xuất huyết: Tuyên truyền "ra rả" nhưng người dân chưa chủ động
Sáng 21/9, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2020 với sự tham gia của 62 tỉnh, thành phố. Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì hội nghị.
Tại Việt Nam, công tác phòng, chống dịch COVID-19 đã làm tốt được thế giới đánh giá cao. Ngoài ra, đối với các dịch bệnh khác như sốt xất huyết, chân tay miệng, sởi tuy đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái nhưng hiện vẫn ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao cục bộ ở một số địa phương. Ở Miền Trung, Tây Nguyễn ghi nhận nhiều ca mắc bệnh bạch hầu.
Nguồn:
3. Bộ Y tế: Xét nghiệm lần 2 âm tính, người nhập cảnh được phép về tự cách ly ở nơi cư trú
Nếu kết quả xét nghiệm COVID-19 lần 2 (vào ngày thứ 6 sau nhập cảnh) âm tính, người nhập cảnh được phép di chuyển về nơi lưu trú, tự cách ly đủ 14 ngày.
Nguồn:
https://ncov.moh.gov.vn/vi/web/guest/-/6847426-172
4. Canada: Xét nghiệm COVID-19 kiểu mới qua súc miệng
Hầu hết trẻ em ở tỉnh British Columbia (BC), Canada có thể không cần phải lấy dịch họng hầu vốn khá khó chịu trong xét nghiệm COVID-19 bởi tỉnh này đã áp dụng cách lấy mới thông qua súc miệng cho học sinh từ 4-19 tuổi.
Nguồn:
5. Lý giải vì sao trẻ lớn phải tiêm vắc-xin bạch hầu giảm liều
Cả nước hiện có 198 ca bệnh bạch hầu, chủ yếu ghi nhận ở khu vực Tây Nguyên và miền Trung. Chuyên gia khuyến cáo không tiêm vắc-xin chứa thành phần bạch hầu nguyên liều cho trẻ từ 4 tuổi trở lên.
Theo PGS-TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu là biện pháp quan trọng và hiệu qủa nhất. Trẻ em dưới 1 tuổi sẽ được tiêm 3 liều cơ bản lúc 2, 3, 4 tháng tuổi và liều nhắc lại lúc 18- 24 tháng tuổi. Với 4 mũi tiêm này trẻ sẽ được tiêm các vắc-xin chứa thành phần bạch hầu nguyên liều.
Nguồn:
Tin tổng hợp: Phú Khánh