Thông tin nổi bật ngày 08/04/2020
1/ Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam
* Số trường hợp mắc: 251
* Tổng số ca bình phục là 126, trong đó:
- 16 người mắc COVID-19 tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2 đã được chữa khỏi bệnh hoàn toàn (giai đoạn 1).
- 110 bệnh nhân mắc COVID-19 tính từ ngày 6/3 đến 8/4 được chữa khỏi (giai đoạn 2).
* Trong ngày ghi nhận thêm 2 trường hợp nhiễm mới. (Tính đến 22g30 ngày 08/04/2020)
Nguồn:
2/ Hết sức cảnh giác với những ca nhiễm trong cộng đồng
Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo cho rằng mặc dù đã thực hiện các giải pháp sớm, mạnh, dứt khoát để ngăn chặn dịch xâm nhập nhưng chúng ta phải chấp nhận thực tế dịch bệnh đã xâm nhập vào cộng đồng. Bởi trước 0h ngày 22/3, thời điểm chúng ta tạm dừng nhập cảnh tất cả người nước ngoài vào Việt Nam, thì vẫn còn hàng trăm nghìn người đã nhập cảnh, trong đó có rất nhiều người đến từ các nước có dịch.
Nguồn:
3/ Bộ Y tế: Covid-19 chuyển sang giai đoạn 3
Dịch chuyển sang giai đoạn xâm nhập vào cộng đồng, nhiều ca chưa xác định nguồn lây, cần quyết liệt cách ly xã hội, tìm kiếm người nhiễm, khoanh vùng dập dịch.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết giai đoạn hai của dịch bệnh đang tạm lắng, khi những người nhập cảnh đều được cách ly tập trung, theo dõi và lấy mẫu xét nghiệm. Ở giai đoạn tiếp, xuất hiện những ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Nguồn:
https://vnexpress.net/bo-y-te-covid-19-chuyen-sang-giai-doan-3-4081445.html
4/ Chuyên gia dịch tễ lý giải nguồn lây ca bệnh COVID-19 số 243
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, vừa qua có những trường hợp không tìm được ca đầu tiên như tại ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai, ca bệnh 237, người Thụy Điển, ca bệnh 243 ở Mê Linh, Hà Nội và ca bệnh mới được phát hiện tại Hà Nam. Điều đó chứng tỏ đã có sự lây lan ra cộng đồng nhưng chưa lớn.
Đối với BN243, cơ quan chức năng đã xét nghiệm kháng thể đối với bệnh nhân này và phát hiện không có kháng thể trong cơ thể ca bệnh này. Có thể nói đây là trường hợp mới nhiễm.
“Không thể khẳng định bệnh nhân này lây từ Bệnh viện Bạch Mai mà chúng ta có thể đặt vấn đề có sự lây lan trong cộng đồng, vì vậy nếu chúng ta cứ đi tìm nguồn lây nhiễm rất khó, việc xác định biện pháp dập dịch như thế nào quan trọng hơn"- PGS.TS Trần Đắc Phu.
Nguồn:
https://suckhoedoisong.vn/chuyen-gia-dich-te-ly-giai-nguon-lay-ca-benh-covid-19-so-243-n171883.html
5/ Cận cảnh cách ly thôn Hạ Lôi hơn 10.000 nhân khẩu vì liên quan bệnh nhân 243
Hơn 10 chốt chặn cùng lực lượng liên ngành với hàng trăm người được bố trí khắp các điểm ra vào thôn Hạ Lôi (Mê Linh, Hà Nội), nơi có hơn 10.000 nhân khẩu, có liên quan bệnh nhân mắc COVID-19 thứ 243.
Nguồn:
6/ Người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính có nguy cơ cao hơn mắc COVID-19
Bộ Y tế vừa có Quyết định 1588/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn tạm thời quản lý sức khỏe người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính tại tuyến y tế cơ sở trong bối cảnh dịch COVID-19” và “Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe phòng chống dịch COVID-19 cho người cao tuổi tại cộng đồng”. Tài liệu này được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cả nước.
Nguồn:
7/ Thụy Điển đã ngừng sử dụng chloroquine trị COVID-19 vì tác dụng phụ
Việc sử dụng thuốc chống sốt rét chloroquine để điều trị bệnh nhân COVID-19 đã bị dừng lại ở một số bệnh viện Thụy Điển do các tác dụng phụ được báo cáo như chuột rút và mất thị lực ngoại biên. Bệnh viện Đại học Sahlgrenska là một trong những cơ sở đó, đã ngừng sử dụng chloroquine trong điều trị COVID-19 khoảng hai tuần trước.
Nguồn:
Yến Thư - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (Tổng hợp)