Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Bạn có đang tự kỳ thị về chính sức khoẻ tâm thần của mình?


Những kỳ thị và định kiến về chăm sóc sức khoẻ tâm thần có thể dẫn đến nhiều tác hại đối với chính người bệnh. Vì vậy, cần thiết phải thực hiện những giải pháp nhằm giảm thiểu thấp nhất những định kiến và kỳ thị đó. “Một hệ thống y tế hiệu quả, khoẻ mạnh khi nhân viên y tế khỏe mạnh. Một nhân viên y tế khỏe mạnh khi nhân viên đó khoẻ về cả thể chất lẫn tinh thần”.

Ảnh: Toạ đàm trực tuyến: “Phá vỡ rào cản, vượt qua định kiến và kỳ thị về chăm sóc sức khỏe tâm thần”.

Chiều ngày 20/9/2024, Toạ đàm trực tuyến với chủ đề: “Phá vỡ rào cản: Vượt qua định kiến và kỳ thị về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nhân viên y tế" do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố (HCDC) phối hợp với Dự án USAID EpiC đã được diễn ra với sự tham dự các các khách mời chuyên gia về lĩnh vực sức khỏe tâm thần . Chương trình có sự tham dự của: TS.BS. Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế; BS.CK1 Nguyễn Ngọc Thùy Dương – Phó Giám đốc HCDC; ThS.BS.CK1. Giang Ngọc Thuỵ Vy - Hội Tâm lý trị liệu Việt Nam; Đại diện Dự án USAID EpiC.

Phát biểu khai mạc tại buổi Hội thảo, TS.BS. Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: Một hệ thống y tế hiệu quả, khoẻ mạnh khi nhân viên y tế khỏe mạnh. Một nhân viên y tế khỏe mạnh khi nhân viên đó khoẻ về cả thể chất lẫn tinh thần. Trong thời gian vừa qua, với sự hỗ trợ của tổ chức USAID, ngành y tế thành phố đã triển khai nhiều hoạt động liên quan đến sức khoẻ tinh thần của nhân viên y tế. Khi nhận diện vấn đề, vẫn còn nhiều kỳ thị, định kiến ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế. Tìm ra những cách vượt qua kỳ thị, định kiến để hỗ trợ sức khoẻ tâm thần (SKTT) đạt được hiệu quả tốt hơn.

Cũng tại Hội thảo, ThS.BS.CK1. Giang Ngọc Thuỵ Vy đã chia sẻ kết quả của một nghiên cứu cắt ngang được triển khai tại TP.HCM từ tháng 10/2023 – 7/2024 với 382 nhân viên y tế. Trong đó, nghiên cứu cho thấy: Có khoảng 1/3 đối tượng nghiên cứu có nguy cơ trầm cảm,1/3 có nguy cơ mắc lo âu và 1/4 có nguy cơ bị căng thẳng. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn chỉ ra rằng, NVYT đang gặp phải áp lực lớn, căng thẳng và kiệt sức nghề nghiệp do: Khối lượng công việc lớn; Thời gian làm việc dài, phải trực ca đêm, ngày lễ - Tết; Các quy tắc chặt chẽ của nghề; Không dành thời gian cho gia đình; Không đủ thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, thư giãn; Chưa được hỗ trợ đặc biệt về sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc.

Những rào cản nào trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc SKTT của NVYT?

Có thể nói, hiện trạng đang có rất nhiều rào cản liên quan và ảnh hưởng trực tiếp. Cụ thể: Thứ nhất, đó là các định kiến của xã hội, nhân viên viên y tế không muốn các vấn đề sức khỏe tâm thần bị ghi lại trong hồ sơ của bản thân, cũng như sợ những gì dán nhãn về sức khỏe tâm thần. Thứ hai, đó là thái độ của chính bản thân người bệnh muốn tự giải quyết vấn đề của bản thân và nghĩ rằng vấn đề có thể tự tốt dần lên. Thứ ba, là phương tiện hỗ trợ, người bệnh không biết có thể nhận hỗ trợ chuyên nghiệp về SKTT ở đâu. Đồng thời không có khả năng chi trả cho các dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp về SKTT.

Bạn là nhân viên y tế? Bạn có đang tự kỳ thị về sức khoẻ tâm thần của chính mình?

Sợ bị người khác, đồng nghiệp đánh giá mình bị tâm thần, bị thần kinh nên sẽ ngại nói ra, ngại chia sẻ? Sợ bước vào khoa, bệnh viện tâm thần khám vì sợ bị nói mình không đủ năng lực làm việc hoặc mình bất thường trong mắt người khác? Chi phí và thời gian trị liệu là điều e ngại. Thời gian sao cần phải 45-60 phút? Không có thời gian kịp công việc ở bệnh viện và gia đình thì sao đi khám? Phí trị liệu tâm lý sao cao vậy? Chưa có bảo hiểm y tế thì càng ngại!

Giải pháp nào để vượt qua kỳ thị về sức khoẻ tâm thần?

Trao đổi với khán giả, các chuyên gia cũng đã đưa ra rất nhiều giải pháp nhằm vượt qua sự kỳ thị về sức khoẻ tâm thần: Quan trọng đó là sự tăng nhận thức về SKTT cho NVYT. Trong đó vai trò của hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ về SKTT khá quan trọng. Đồng thời chính bản thân NVYT cũng cần gia tăng tìm kiếm những kiến thức về sức khoẻ tâm thần trên những nguồn tin chính thống; Dừng sử dụng những từ dán nhãn cho sức khỏe, bệnh lý tâm thần; Cởi mở chia sẻ về SKTT (bao gồm cả việc xây dựng môi trường làn việc cởi mở, thân thiện); Tập trung những điều tích cực; Xây dựng mạng lưới hệ thống nhân viên hỗ trợ sức khoẻ tâm thần.

Vượt qua kỳ thị càng sớm càng tốt bạn nhé!

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh.


Câu hỏi liên quan