Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Cứ 4 người sẽ có 1 người mắc bệnh về thính giác vào năm 2050


 Sẽ có gần 2,5 tỷ người trên thế giới sống chung với tình trạng suy giảm thính lực vào năm 2050. Ít nhất 700 triệu người trong số này mắc bệnh nghiêm trọng cần đến cơ sở y tế để điều trị. Tình trạng mất thính lực không được điều trị có thể tác động nghiêm trọng đến khả năng giao tiếp, học tập, làm việc, sức khỏe tâm thần của con người.


Ảnh: Internet

Nhiều nguyên nhân gây suy giảm thính lực

Có nhiều nguyên nhân gây suy giảm hoặc mất thính lực như: tuổi tác, yếu tố di truyền, các bệnh lý mãn tính, chấn thương ở tai hoặc đầu, hút thuốc lá, một số loại thuốc gây độc cho tai, tiếng ồn, âm thanh lớn, hóa chất độc hại, thiếu hụt dinh dưỡng, nhiễm vi-rút.v.v.

Nguyên nhân chính của sự gia tăng số người có nguy cơ mắc các bệnh về thính giác là do việc thiếu khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, thường xảy ra ở các nước có thu nhập thấp.  Trong số những nước có thu nhập thấp thì có khoảng 78% có ít hơn một bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng trên một triệu dân.

Chẩn đoán, điều trị sớm là chìa khóa thành công

Điều trị nội khoa và phẫu thuật có thể chữa khỏi hầu hết các bệnh về tai. Tuy nhiên, trong trường hợp mất thính lực không thể phục hồi, thì các công nghệ chẳng hạn như máy trợ thính và cấy ốc tai điện tử khi đi kèm với các dịch vụ hỗ trợ thích hợp và liệu pháp phục hồi chức năng sẽ mang lại hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho cả người lớn và trẻ em.

Ngăn ngừa suy giảm thính lực

Ở trẻ em, gần 60% số ca khiếm thính có thể được ngăn ngừa được thông qua các biện pháp như tiêm chủng ngừa rubella và viêm màng não; Cải thiện chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, tầm soát và xử trí sớm bệnh viêm tai giữa.

Còn đối với người lớn, việc kiểm soát tiếng ồn, nghe “an toàn” cẩn trọng với các loại thuốc gây độc cho tai cùng với việc vệ sinh tai tốt có thể giúp duy trì thính lực và giảm nguy cơ mất thính lực. Ngoài ra, việc thăm khám sàng lọc cần được thực hiện có hệ thống để phát hiện bệnh kịp thời vào những giai đoạn quan trọng. 

         

Nguồn:

  1. https://www.who.int/news/item/02-03-2021-who-1-in-4-people-projected-to-have-hearing-problems-by-2050
  2. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/deafness-and-hearing-loss

 

Hoài Thương – Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh [lược dịch]

 


Câu hỏi liên quan