Quản Cáo  Topbanner

Tin tức mới nhất

Cập nhật: 17:06 - 24/04/2020 | Lần xem: 1992

COVID-19 và an toàn thực phẩm – Phần 3: Cơ sở bán lẻ thực phẩm

Trong đại dịch COVID-19, ngành bán lẻ thực phẩm phải đối mặt với những thách thức lớn nhất trong việc duy trì các tiêu chuẩn vệ sinh cao nhất, bảo vệ nhân viên khỏi nguy cơ lây nhiễm, duy trì việc giữ khoảng cách khi tiếp xúc với số lượng lớn khách hàng, vẫn mở và đảm bảo cung cấp đủ thực phẩm hàng ngày.

Vệ sinh cá nhân tốt

Nhân viên thực phẩm trong các cơ sở bán lẻ không có khả năng làm ô nhiễm thực phẩm nếu họ tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh cá nhân tốt, giúp giảm nguy cơ lây truyền hầu hết các bệnh truyền qua thực phẩm. Các biện pháp như rửa tay thường xuyên, sử dụng chất khử trùng tay, sử dụng quần áo bảo hộ, vệ sinh hô hấp tốt, sẽ làm giảm nguy cơ lây lan bệnh. Chủ cơ sở nên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc rửa tay thường xuyên và duy trì các thói quen vệ sinh tốt, và thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt được chạm vào thường xuyên.

Rửa tay thường xuyên sau mỗi lần tiếp xúc (ảnh minh họa nguồn internet)

Duy trì khoảng cách tiếp xúc

Điều này là rất quan trọng để giảm nguy cơ truyền bệnh bao gồm:

  • Đặt các biển cảnh báo tại các cửa ra vào để yêu cầu khách hàng không vào cửa hàng nếu họ không khỏe hoặc có triệu chứng COVID- 19;
  • Quản lý kiểm soát hàng chờ phù hợp với khuyến cáo giữ khoảng cách cả trong và ngoài cửa hàng;
  • Cung cấp chất khử trùng tay, thuốc khử trùng phun, và khăn giấy dùng một lần tại các điểm ra  vào cửa hàng;
  • Sử dụng các đánh dấu trên sàn trong cửa hàng bán lẻ để tạo điều kiện tuân thủ khoảng cách an toàn, đặc biệt là ở các khu vực đông đúc nhất, chẳng hạn như quầy phục vụ và tính tiền;
  • Thông báo thường xuyên để nhắc nhở khách hàng làm theo lời khuyên giữ khoảng cách và làm sạch tay thường xuyên;
  • Sử dụng các tấm chắn mica tại các máy tính tiền và quầy tính tiền như một cách bảo vệ bổ sung cho nhân viên;
  • Khuyến khích sử dụng thanh toán không tiếp xúc.

Giữ khoảng cách tiếp xúc (nguồn internet)

Vệ sinh các bề mặt tiếp xúc

Xác định các điểm tiếp xúc cao trong cơ sở bán lẻ như xe đẩy, tay nắm cửa… đảm bảo chúng được làm sạch và khử trùng thường xuyên. Các hành động nên được thực hiện bao gồm:

  • Cung cấp khăn lau (hoặc các hình thức khử trùng khác) cho khách hàng để làm sạch tay cầm của xe đẩy và giỏ mua sắm; hoặc phân công nhân viên khử trùng tay cầm của các xe đẩy mua sắm sau mỗi lần sử dụng;
  • Rửa và vệ sinh thường xuyên các vật dụng như muôi, kẹp và giá đựng gia vị;
  • Giữ cửa mở khi có thể để giảm thiểu chạm, tiếp xúc.

Vệ sinh các bề mặt hay tiếp xúc (nguồn internet)

ThS.BS. Nguyễn Tiến Hưng – Giảng viên Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (lược dịch)

Nguồn: Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO)

https://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/331705/WHO-2019-nCoV-Food_Safety-2020.1-eng.pdf