Quản Cáo  Topbanner

Tin tức mới nhất

Cập nhật: 18:56 - 12/04/2020 | Lần xem: 12983

Cách mà vắc-xin đã thay đổi thế giới

Trong thi đim hin nay, đi dch Covid - 19 đã gây ra nhng hu quả khôn lường cho toàn thế gii. Mt cây hỏi được đt ra là khi nào nó kết thúc, khi nào con người s loi tr Covid - 19. Mt trong những đáp án là khi nào chúng ta có vắc xin chng li Covid - 19. Điu này cho thy tm quan trng ca vc xin trong vic phòng, chng các bnh truyn nhim.

Tỷ lệ tử vong của trẻ em đã giảm một nửa kể từ khi Gavi, Liên minh vắc-xin, được ra mắt vào năm 2000 - Nguồn ảnh: Reuters

Tiêm chng - cuôc cách mng hóa toàn cu

Người ta cho rằng sự đổi mới duy nhất để cứu loài người trong lịch sử y học đó là vắc-xin. Nó đã loại trừ bệnh đậu mùa, giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em và ngăn ngừa khuyết tật suốt đời.

Tiêm chủng đóng vai trò quan trọng như vậy. Tuy nhiên có những sự kiện tiên phong ít được biết đến mà ngày nay chúng ta phải cảm ơn nó, vì điều đó không chỉ cứu sống hàng triệu người mỗi năm mà còn đặt nền móng cho sự phát triển vắc-xin trong tương lai.

Những bước đi đu tiên ca vc xin

Đậu mùa là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất trong lịch sử, với tỷ lệ tử vong là 30%) Chủng ngừa chống bệnًậu mùa cho người được gọi là Variolation xuất hiện lần đầu tại Trung Quốc vào thế kỷ 16. “Variolation” được đúc kết dựa trên việc gây nhiễm một bệnh nhân bằng một vật liệu (vảy hoặc mủ) từ người nhiễm đậu mùa.

Những người khỏe mạnh sẽ tiếp xúc hoặc hít các vật nhiễm này. Ng‎ời ta hy vọng người mới nhiễm này, tình trạng bệnsẽ đỡ nặng hơn những người đầu tiên. Sau khi hồi phục, cُ thể họ tự hình thành cơ chế miễn dịcvới bệnًậu mùa và không mắc bệnnữa. Tuy nhiên, “Variolation” được cho là quá mạo him khi cَ những người đã khỏi bệnnh‎ng một số lại không qua khỏi.

S ra đi ca min dch hc

Chủng ngừa tiếp theo, an toàn hơn được phát triển và nghiên cứu bởi nhà vật lý học người Anh tên Edward Jenner vào thế kỷ 18. Edward đã phát hiện rằng nông dân chăn nuôi bò sữa không mắc bệnh đậu mùa. Ông nhận ra rằng một số người tiếp xúc nhiều với bò đã bị bệnًậu mùa (bệnở bò có triệu chứng tương tự như bệnًậu mùa ở người nhưng nhẹ hơn, hiếm khi gây t vong). Và vى vậy, ông bắt đầu thực hiện một loạt các thí nghiệm, hiện được coi là sự ra đời của miễn dịch học, liệu pháp vắc-xin và y học dự phòng.

Năm 1796, Jenner đã tiêm chủng cho một cậu bé 8 tuổi bằng cách lấy mủ từ vết thương đậu mùa trên bàn tay của cô gái vắt sữa bò và đưa vào vết cắt ở cánh tay cậu bé. Sáu tuần sau đó, Jenner cho cậu bé phơi nhiễm với đậu mùa, nhưng cậu bé không bị bệnh đậu mùa. Trong những năm sau đó, Jenner đã thu thập bằng chứng từ hơn 23 bệnh nhân bị nhiễm vi rút đậu mùa hoặc đã tiêm chủng đậu mùa, để ủng hộ lý thuyết của ông rằng miễn dịch đối với bệnh đậu mùa thực sự mang lại hiệu quả bảo vệ.

“Sự tiêm chủng của Jenner”, nhanh chóng trở thành phương pháp chính để ngăn ngừa bệnh đậu mùa trên toàn thế giới, thậm chí trở thành bắt buộc ở một số quốc gia.

S ảnh hưởng toàn cu ca Louis Pasteur

Gần một thế kỷ sau, vào năm 1885, nhà sinh vật học người Pháp, Louis Pasteur, đã cứu sống một cậu bé 09 tuổi sau khi bị chó dại cắn, bằng cách tiêm cho cậu bé một loại virus dại. Trong 13 ngày, không thấy có sự phát triển của bệnh dại và việc điều trị đã được báo trước là thành công. Pasteur đã đưa ra liệu pháp của mình và gọi nó là một loại vắc - xin bệnh dại, đưa vắc - xin vượt lên trên định nghĩa ban đầu của nó.

Sự ảnh hưởng toàn cầu của Louis Pasteur đã dẫn đến một danh sách dài các phương pháp điều trị chứa vi rút sống, giảm độc lực hoặc đã bất hoạt. Các vắc xin này thường được đưa ra dưới dạng tiêm, giúp tạo khả năng miễn dịch, chống lại bệnh truyền nhiễm.

S bùng n các loi vc xin trong thế k 20

Những tiến bộ khoa học trong nửa đầu thế kỷ 20 đã dẫn đến sự bùng nổ vắc-xin chống lại bệnh ho gà (1914), bạch hầu (1926), uốn ván (1938), cúm (1945) và quai bị (1948). Nhờ các kỹ thuật sản xuất mới, việc sản xuất vắc-xin  được tăng cường vào cuối những năm 1940, thiết lập hệ thống phòng ngừa bệnh bằng vắc xin và loại trừ các loại bệnh truyền nhiễm trên toàn cầu.

Vắc-xin phòng chống bệnh bại liệt (1955), sởi (1963), rubella (1969) và các loại vi-rút khác đã được thêm vào danh sách trong nhiều thập kỷ sau đó và tỷ lệ tiêm chủng trên toàn thế giới tăng nhanh chóng nhờ các chiến dịch y tế toàn cầu thành công.

Thế giới đã công bố không có bệnh đậu mùa năm 1980, đây là sự kiện đầu tiên trong số nhiều sự kiện thành công về vắc-xin. Tuy nhiên vẫn còn một chặng đường dài phía trước với các bệnh truyền nhiễm khác.

Tăng kh năng tiếp cn vi dch v tiêm chng - chìa khoá ngăn chn hàng triu cái chết

Đến cuối những năm 1990, tiến độ của các chương trình tiêm chủng quốc tế đã bị đình trệ. Gần 30 triệu trẻ em ở các nước đang phát triển và nhiều người khác nữa đã không được tiêm chủng đầy đủ do vắc-xin mới đã có sẵn nhưng các nước đang phát triển không đủ điều kiện để có thể mua được.

Liên minh vắc-xin và tiêm chủng toàn cầu mà bây giờ được gọi là GAVI đã được thành lập vào năm 2000 để khuyến khích các nhà sản xuất hạ giá vắc-xin, cứu giúp cuộc sống của trẻ em và và bảo vệ sức khỏe người dân bằng cách tăng khả năng tiếp cận với dịch vụ tiêm chủng ở các nước nghèo nhất trên thế giới. Kể từ khi Gavi chính thức đi vào hoạt động, tỷ lệ tử vong ở trẻ em trên thế giới đã giảm một nửa, 13 triệu cái chết đã được ngăn chặn.

Tiêm vắc xin (nguồn internet)

Mt chặng đường dài phía trước vi các bnh truyn nhim khác.

Tạo miễn dịch bảo vệ để chống lại bệnh truyền nhiễm tiếp tục là vấn đề quan trọng và cấp thiết với nền y tế toàn cầu trong các thập kỷ và thế kỷ tới. Để làm được điều này, chúng ta cần một cơ chế giám sát các loại vi rút mới và nhanh chóng phát triển vắc-xin chống lại các bệnh nhiễm trùng mới nổi nguy hiểm nhất. Vi rút Ebola tàn khốc năm 2014, 2015 là một hồi chuông cảnh tỉnh về việc thế giới đã chuẩn bị tồi tệ như thế nào để xử lý một dịch bệnh như vậy. Vắc-xin đã được phê duyệt nhưng đã quá muộn khi thế giới đã có hàng ngàn người mất mạng.

Thêm vào đó, để tăng cường sự bảo vệ tạo miễn dịch chống lại các bệnh tuyền nhiễm mới nổi. Liên Minh Vì đổi mới về chuẩn bị bệnh dịch (CEPI - Coalition for Epidemic Preparedness Innovations) năm 2017 cũng đã được ra mắt tại Davos, Thụy Sĩ nhằm đẩy nhanh sự phát triển của vắc-xin chống lại các bệnh dịch mới nổi.

Chúng ta đã trải qua một chặng đường dài kể từ những nỗ lực tiêm chủng đầu tiên đầy rủi ro và khủng khiếp cách đây 05 thế kỷ. Vắc xin đã có những bước phát triển quan trọng trong nền y học thế giới. Tuy nhiên, tình hình hiện nay, việc tìm ra một loại vắc-xin để bảo vệ thế giới chống lại vi rút corona mới là một thách thức vô cùng khó khăn. Nhưng nếu chúng ta nhìn lại những bước tiến, những bái học kinh nghiệm trong lịch sử thì chúng ta có quyền để hy vọng về một loại vắc-xin giúp phòng ngừa Covid-19.

Nguồn: https://www.weforum.org/agenda/2020/04/how-vaccines-changed-the-world/

Hoài Thương - Trung tâm Kiểm soát bnh tt thành phố [Lược dch]