Quản Cáo  Topbanner

Vấn Đề Sức Khỏe

Cập nhật: 11:41 - 04/02/2021 | Lần xem: 2177

Ăn uống phòng bệnh mùa xuân

Ba tháng mùa xuân bắt đầu từ  ngày 4/2 đến 4/5 dương lịch. Dương khí lạnh, thời tiết ấm áp, vạn vật phát sinh tươi tốt nhưng nhiệt độ lại có sự cách biệt lớn giữa sớm tối và buổi trưa, dễ khiến cho người có thể chất yếu bị nhiễm bệnh … Đặc điểm khí hậu, mùa xuân có nhiều gió (phong). Gió là chủ khí của mùa xuân, nên trong mùa xuân rất dễ mắc các chứng bệnh do gió gây nên. Những loại bệnh này phát sinh tương đối nhanh, mà cũng mau khỏi. Dưới đây là một số thức ăn và thức uống giúp phòng bệnh trong mùa xuân.

 Công dụng: Ăn hằng ngày có tác dụng dưỡng vị, sinh tân, giải khát, thanh nhiệt, dưỡng âm, phòng cảm mạo các giai đoạn, đau đầu chóng mặt, không muốn ăn uống.

 Công thức:

1. Cúc hoa 30g, Cúc hoa, tính mát, vị hơi đắng, vào kinh Phế, kinh Can, Công dụng. thanh nhiệt, thanh đầu mục (trị nóng mắt)

2. Thịt heo nạc (Trư nhục 100g, tính hàn, vị ngọt, không độc)

3. Gạo tẻ 100g (gạo có tính bình, vị ngọt, quy vào hai kinh tỳ, vị)

 Cách chế biến: Rửa sạch cúc hoa, thịt nạc băm nhỏ, đãi gạo sạch cùng thịt nạc bỏ vào nồi cùng khoảng 2 lít nước, nấu lửa nhỏ đến nhừ, cho cúc hoa vào nấu thêm 2 phút là được, nêm nếm gia vị.

 Công dụng: Món này có tác dụng phòng cảm mạo sốt, ho, đau đầu, mồ hôi ra quá nhiều.

 Công thức:

1.Cúc hoa 50g. Cúc hoa, tính mát, vị hơi đắng, vào kinh Phế, kinh Can, Công dụng thanh nhiệt, thanh đầu mục (trị nóng mắt)

2. Thịt nạc

3. Dầu hạt cải 30 ml. Dầu cải tính bình, vị ngọt, quy kinh phế và vị.... giải độc như khi bị ngộ độc khí độc do than, gas, độc của rượu.

 Cách chế biến: Cúc hoa rửa sạch bỏ ngòi, thịt nạc thái miếng mỏng hoặc sợi, dùng dầu hạt cải xào giòn, nêm nếm gia vị. Dùng làm thức ăn với cơm.

 Công dụng: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, phòng được bệnh cảm sốt, ăn không ngon.

 Công thức:

      1. Giá đậu xanh  tươi 500g. Đậu xanh tính hàn, vị cam vào kinh Tỳ, kinh vị. Công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu khử, khí lợi thấp khí, giải khát.

   2.  Xì dầu, giấm ăn, dầu vừng, hành, gừng, tỏi, gia vị đủ dùng.

 Cách chế biến: Giá đậu xanh bỏ rễ rửa sạch, cho vào nồi nước sôi luộc 2 phút vớt ra, đợi nguội cho xì dầu, giấm ăn, dầu vừng, hành, gừng, tỏi trộn đều. Làm thức ăn với cơm.

 Công dụng: Có tác dụng phòng cảm mạo, đau đầu chóng mặt, ngứa họng miệng khát, ho trong mùa xuân.

 Công thức:

    1. Lá dâu (tang diệp) 15 g. Lá dâu tính hàn,  vị đắng – ngọt vào hai kinh Can và kinh phế. Tác dụng tán phong thanh nhiệt,lương huyết sáng mắt.

    2. Cúc hoa 15g.

 Cách chế biến:  Rửa sạch hai loại nói trên, dùng nước sôi hãm như trà cho thêm một ít đường trắng, làm trà uống

 Công dụng: Mới bị cảm. chứng phát sốt, sợ rét lạnh, đau đầu, miệng khô, cơ thịt nhức mỏi

 Công thức:

1. Hành củ: 10 g. Hành tính ấm, vị cay, vào kinh phế,kinh vị. Công dụng làm ra mồ hôi giải cảm, thông dương khí, tán hàn tà.

2. Đậu xị  (đậu đỏ) 100g. Đậu xị, tính bình, vị cam nhạt hơi đắngvào kinh tỳ,kinh phế. Công dụng giải biểu tà, trừ phiền nhiệt.

3. Cát căn 100 g. Cát căn tính mát, vị cay vào kinh tỳ, kinh vị. Công dụng giải biểu, hạ sốt, giái khát.

 Cách chế biến: Củ hành rửa sạch xắt lát, đập dập, Đậu xị sao hơi vàng. Cát căn xắt lát mỏng. Để ba vị vào nồi nhôm (hoặc siêu đất), đổ bốn chén nước, sắc còn một chén, chia uống hai lần trong ngày, không nên ra gió ngay sau khi uống thuốc

 Công dụng: Nhiễm cảm thể hư, phát sốt ớn lạnh lâu ngày, ho đờm trắng loãng, thở hụt hơi, người mệt. Không dùng trong Sốt cao, mặt mắt đỏ, miệng khô, yết hầu đau.

 Công thức:

1. Tía tô tươi 30g. Tía tô tính ấm, vị cay, vào kinh Phế, tỳ, giải cảm hành khí, ôn trung.

2. Phòng sâm 10 g. Phòng sâm tính bình, vị ngọt, trợ nguyên khí, vào kinh tỳ, phế, giải khát, sinh tân dịch 

 Cách chế biến: cho hai vị vào nồi, đổ bốn chén nước, sắc còn một chén rưởi, lọc lấy nước, chia làm hai lần uống trong ngày, nên uống liên tục 3-5 ngày. Trẻ em tùy tuổi chia nhiều lẩn uống.

Ảnh minh họa: lá tía tô (nguồn internet)

BS.Huỳnh Liên Đoàn - Hội Y học TP. HCM