Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Điểm tin nhanh ngày 02/10/2022


Nhiều người dù ăn uống rất sạch sẽ nhưng vẫn có thể nhiễm ký sinh trùng do đường lây từ việc tiếp xúc với đất, nhặt rau có ấu trùng….

Bắc Cực đã ấm lên gấp khoảng 4 lần tốc độ trung bình toàn cầu trong 43 năm qua thúc đẩy axit hoá nhanh hơn, đe doạ rạn san hô. Bác sĩ phẫu thuật người Anh Joseph Lister đã sáng chế ra thuốc sát trùng acid carbonic trong lịch sử y học thế giới...

Đây là những thông tin chính của bản tin nhanh sáng ngày 02/10/2022

 

THẾ GIỚI

1.Australia dỡ bỏ yêu cầu cách ly, Đức điều chỉnh quy định phòng chống COVID-19 trong mùa đông

Đến sáng 2/10, thế giới có trên 623,16 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 6,549 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này. Theo quy định mới ở Đức, tất cả những hành khách trên 14 tuổi đều phải bắt buộc đeo khẩu trang FFP2 trên các chuyến tàu đường dài, thay vì quy định đeo khẩu trang y tế ít bảo vệ hơn như hiện nay. Tuy nhiên, những hành khách đi máy bay có thể không phải đeo khẩu trang, điều này phù hợp với thông lệ của các hãng hàng không cũng như các nước khác trong Liên minh châu Âu (EU).

Nguồn: vtv.vn

 

2.Bắc Cực ấm lên gấp khoảng 4 lần tốc độ trung bình toàn cầu trong 43 năm qua

Vào tháng 8, kết quả một nghiên cứu cho thấy, Bắc Cực đã ấm lên gấp khoảng 4 lần tốc độ trung bình toàn cầu trong 43 năm qua. Các nhà nghiên cứu cho biết, thực trạng ấm lên nhanh hơn tại Bắc Cực, được gọi là sự khuếch đại ở Bắc Cực, là một quá trình phản hồi do băng biển tan chảy, điều này cũng thúc đẩy quá trình axit hóa nhanh hơn. Từ đó là mối đe dọa đối với các rạn san hô.

Nguồn: vtv.vn

 

3.Bật mí về ‘cha đẻ’ của thuốc sát trùng và những đóng góp cho lịch sử y học thế giới

Để khử trùng dụng cụ giải phẫu và làm sạch vết thương, bác sĩ phẫu thuật người Anh Joseph Lister đã sáng chế ra thuốc sát trùng acid carbonic. Sáng chế này đã đưa ông trở thành nhà tiên phong trong lĩnh vực y tế dự phòng và là một trong những nhà khoa học có đóng góp lớn cho lịch sử y học thế giới. Ngày nay, acid carbonic đã không còn được sử dụng rộng rãi trong việc kiểm soát và khống chế nhiễm trùng ngoại khoa, song phát hiện lịch sử này đã đưa Joseph Lister trở thành một trong những nhà y học vĩ đại nhất lịch sử. Ông được coi là cha đẻ của thuốc sát trùng.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

 

VIỆT NAM

1.Nói không với rau sống, đồ tái nữ bệnh nhân bất ngờ khi nhiễm ký sinh trùng

Khi nhận kết quả mắc bệnh giun lươn, nữ bệnh nhân 50 tuổi rất bất ngờ. Người này cho rằng không ăn rau sống, đồ tái, không tiếp xúc nhiều với đất, giữ vệ sinh sạch sẽ không thể nhiễm loại ký sinh trùng này. ThS.BS Vũ Mạnh Cường – Phụ trách khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện E, khẳng định, giun lươn thường lây qua da, vào mạch máu (tĩnh mạch) và cũng có thể lây qua đường ăn uống. Vì vậy nhiều người dù ăn uống rất sạch sẽ nhưng vẫn nhiễm bệnh, đường lây nhiễm có thể do tiếp xúc với đất, nhặt rau có ấu trùng…. Bác sĩ khuyến cáo thêm, để phòng bệnh, chúng ta phải làm là ăn chín, uống sôi. Ngoài ra, bạn cần uống thuốc tẩy giun định kỳ, khi lao động cần phải có đồ bảo hộ vì có ký sinh trùng lây nhiễm qua da. Khi thấy các biểu hiện như xanh xao, sút cân, mệt mỏi cần đi khám để loại trừ khả năng mắc ký sinh trùng.

Nguồn: vietnamnet.vn

2. Nấm mốc đen - “kẻ thù” của người suy giảm miễn dịch

Nấm mốc đen được coi là “sát thủ” đối với người có hệ miễn dịch suy giảm. Bên cạnh đó, người suy giảm miễn dịch còn có nguy cơ nhiễm rất nhiều loại nấm khác, thường gặp nhất là nấm Candida. Candida là một loại nấm men, tồn tại trong bộ phận sinh dục, các nếp gấp của da, trong miệng (phát triển trong môi trường nóng ẩm). Khi hệ miễn dịch suy yếu, người bệnh rất dễ bị nhiễm trùng cơ hội khiến nấm Candida bùng phát.

Việc đối phó với nấm mốc đen vô cùng phức tạp, nhiều bệnh nhân phải hứng chịu những biến chứng nặng nề do không thể dùng thuốc điều trị bảo tồn như đối với những loại nấm khác. Để phòng tránh nhiễm nấm Candida, mọi người không nên mặc quần áo ẩm ướt, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, sau khi đi vệ sinh phải lau khô vùng kín, tránh mặc quần áo quá chật, không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài. Vì nấm Candida có thể lây qua quan hệ tình dục nên cần điều trị cả vợ lẫn chồng vì nếu không, nguy cơ tái phát sẽ rất cao. Hiện tại, nhiều chị em tự ý mua thuốc đặt âm đạo, bôi ngoài da khi có biểu hiện viêm ngứa. Điều này vô cùng nguy hại bởi chẳng những chưa chắc đã dùng thuốc đúng bệnh mà còn gây ra tình trạng kháng thuốc, lờn thuốc.

Nguồn: báo phụ nữ

3. Số ca sốt xuất huyết nặng tại TP Hồ Chí Minh tăng 7 lần so với năm 2021

 

Tình hình bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh diễn biến phức tạp trong 9 tháng của năm 2022. Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh thông tin, số ca mắc sốt xuất huyết cộng dồn từ đầu năm đến ngày 15-9-2022 là 56.000 ca, tăng 66,5% so với cùng kỳ (4.683 ca); số ca tử vong là 21 ca, tăng 5 ca so với cùng kỳ. Trong đó, số ca nặng tăng hơn 7 lần so với cùng kỳ.

Nguồn: vtv.vn

 

Thu Loan, Thủy Tiên - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (tổng hợp)


Câu hỏi liên quan