Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Điểm tin nhanh ngày 02/06/2022


Hạn chế tắm rửa, cho trẻ mặc đồ quá kín hoặc có nhiều phụ huynh tự ý bôi các loại thuốc lên da, các nốt ban của trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ… đó là những sai lầm khiến trẻ mắc tay chân miệng trở nặng mà phụ huynh cần biết. Cách phân biệt loét miệng với bệnh tay chân miệng.

Thế giới ghi nhận hơn 550 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ. Chuyên gia lý giải tại sao bệnh đậu mùa khỉ khó có khả năng thành đại dịch. WHO lo lắng Covid-19 ở Triều Tiên "ngày càng trầm trọng"...

 

Đây là những thông tin chính của bản tin nhanh sáng ngày 02/6/2022

 

THẾ GIỚI

 

1. WHO công bố báo cáo  cập nhật về việc sử dụng vắc xin cúm theo mùa.

Vào ngày 13 tháng 5 năm 2022, WHO đã công bố một báo cáo quan điểm cập nhật về việc sử dụng vắc xin cúm theo mùa.

WHO tiếp tục khuyến nghị tất cả các quốc gia thực hiện các chương trình tiêm chủng cúm theo mùa dựa trên gánh nặng và dịch tễ học của bệnh cúm, hiệu quả chi phí của việc tiêm chủng, các ưu tiên sức khỏe cộng đồng cạnh tranh và tính khả thi của chương trình.

Nguồn who.int

 

2.WHO lo lắng Covid-19 ở Triều Tiên "ngày càng trầm trọng"

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 1-6 thông báo họ không tiếp cận được dữ liệu về đợt bùng phát dịch Covid-19 ở Triều Tiên nhưng cho rằng khủng hoảng đang ngày càng trầm trọng.

WHO trước đây đã lên tiếng lo ngại về tác động của Covid-19 với Triều Tiên vì có hệ thống y tế đáng lo ngại, cũng như không thực hiện chiến dịch tiêm chủng với dân số 25 triệu người.

Nguồn: nld.com.vn

 

3.  Thế giới ghi nhận hơn 550 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, virus gây bệnh đậu mùa khỉ đã lan ra 30 quốc gia trên thế giới với hơn 550 ca mắc đã được ghi nhận.

Hiện WHO đang xem xét liệu xu hướng bùng phát bệnh đậu mùa khỉ có được coi là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế như với COVID-19 hay Ebola hay không, qua đó giúp đẩy nhanh quá trình nghiên cứu  để ngăn chặn bệnh dịch.

Nguồn vtv.vn

 

4. Chiến lược Khu vực Y tế Toàn cầu mới về HIV, viêm gan vi rút và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục trong giai đoạn 2022-2030 .

Các chiến lược của ngành y tế toàn cầu nhằm mục đích củng cố lại động lực trong việc ứng phó với những căn bệnh đã bị xói mòn do gián đoạn các dịch vụ trong đại dịch COVID-19

Nguồn who.int

 

VIỆT NAM

1. Chuyên gia lý giải tại sao bệnh đậu mùa khỉ khó có khả năng thành đại dịch

Theo BS. Trương Hữu Khanh - nguyên Trưởng khoa Nhiễm, Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), đậu mùa khỉ không phải bệnh hiếm và không phải là bệnh mới được phát hiện. Virus gây bệnh đậu mùa khỉ cũng khó lây lan, chỉ lây qua tiếp xúc cơ thể, giọt dịch bắn... đặc biệt là chỉ khi các ca bệnh bắt đầu khởi phát triệu chứng mới có khả năng lây lan. Do đó tính lây lan của bệnh không thể như các loại virus có khả năng phát tán trong không khí. Vậy nên việc đậu mùa khỉ bùng phát thành dịch là rất thấp".

Cùng ý kiến, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục Trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cũng cho rằng, đậu mùa khỉ rất khó bùng phát thành đại dịch như COVID-19, nếu bùng phát thì cũng chỉ ở phạm vi hẹp, cấp quốc gia hoặc bé hơn theo từng vùng. Người dân không nên quá lo lắng nhưng cũng không được chủ quan trước bệnh đậu mùa khỉ.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

 

2.Phân biệt loét miệng với bệnh tay chân miệng, lưu ý khi chăm sóc trẻ tại nhà

90% các ca bệnh tay chân miệng đều ở thể nhẹ và có thể tự điều trị tại nhà, trong vòng 7 – 10 ngày bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, phụ huynh cần chú ý một số điều khi tiến hành điều trị tay chân miệng tại nhà để trẻ nhanh khỏi, tránh trở nặng. BSCKII Dư Tuấn Quy - Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết: "Loét miệng, đẹn miệng với tay chân miệng đều có các dấu hiệu xuất hiện trong khoang miệng. Khi loét miệng miệng bình thường các vết loét là áp - tơ và chỉ có 1 vết loét duy nhất. Trẻ cũng có thể bị đau miệng, chảy nước miếng và sốt nhẹ kèm theo. Còn loét miệng do tay chân miệng thì ngoài 1 vết loét sẽ có thêm các vệ tinh, các vết loét, vết chấm loét xung quanh". Khi phát hiện các vết loét miệng điển hình của bệnh tay chân miệng ở miệng thì cần tìm kỹ ở lòng bàn tay, bàn chân, mông.... để phát hiện thêm những vết loét, ban đỏ khác. Phụ huynh cũng cần phải lưu ý vì hiện tượng sốt, biếng ăn, chảy nước miếng của tay chân miệng cũng dễ bị nhầm lẫn với mọc răng.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

3. Dầm mưa dễ mắc bệnh da

Tiếp xúc với nước mưa lâu, da dễ bị viêm, nổi mề đay, nấm kẽ chân; mặc áo mưa quá lâu cũng dễ nổi rôm sảy, mụn. Bác sĩ Hoàng Văn Tâm, Phó Trưởng Khoa Điều trị Nội trú ban ngày, Bệnh viện Da liễu Trung ương, giải thích môi trường ẩm ướt, da dễ nhiễm vi khuẩn gây chốc da, dấu hiệu là bề mặt da đỏ lên và ngứa, nặng hơn sẽ xuất hiện các mụn nước.

Các bác sĩ khuyên tốt nhất nên hạn chế đi ngoài mưa, nếu bắt buộc đi nên tránh tiếp xúc quá lâu dưới trời mưa và nên mặc áo mưa, giữ ấm cho cơ thể. Về đến nhà cần lau khô người, thay quần áo, nghỉ ngơi, giữ thân nhiệt ổn định, khi không còn lạnh mới đi tắm. Để hỗ trợ làm ấm cơ thể, có thể uống trà gừng, thức ăn giàu vitamin C như cam, nước chanh giúp tăng sức đề kháng và làm ấm nhanh hơn.

Nguồn: vnexpress.net

 

4. Những sai lầm khiến trẻ mắc tay chân miệng trở nặng

Phụ huynh khi thấy con mắc bệnh, nổi bọng nước thì hạn chế tắm rửa, cho trẻ mặc đồ quá kín hoặc có nhiều phụ huynh tự ý bôi các loại thuốc lên da, các nốt ban của trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Những việc làm trên có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng da hoặc làm che lấp đi các dấu hiệu chuyển nặng của trẻ, khiến các bác sĩ rất khó chẩn đoán hay theo dõi diễn tiến bệnh.

Nguồn: vtv.vn

 

Đình Lễ, Thùy Uyên - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (tổng hợp) 


Câu hỏi liên quan