Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Điểm tin nhanh ngày 23/07/2022


Bộ Y tế nêu rõ người từ 18 tuổi trở lên tiêm mũi 3 vắc xin COVID-19 ngay sau tiêm mũi 2 ba tháng, tiêm mũi 4 ngay sau tiêm mũi 3 bốn tháng; Người từ 12- dưới 18 tuổi tiêm mũi 3 ngay sau tiêm mũi 2 năm tháng...

Chỉ 28% người lớn tuổi và 37% nhân viên y tế ở các quốc gia có thu nhập thấp đã được tiêm vắc xin COVID-19 liều cơ bản. Theo một đánh giá của Trường Y Harvard, chỉ cần đi bộ 21 phút mỗi ngày có thể giảm 30% nguy cơ mắc bệnh tim ở một người nào đó. Một số bệnh nhân là người lớn, mắc sốt xuất huyết nặng bị suy tạng và có biểu hiện rối loạn miễn dịch...

 

Đây là những thông tin chính của bản tin nhanh sáng ngày 23/07/2022

 

THẾ GIỚI

1.Tổng số người mắc COVID-19 ở Đức vượt mốc 30 triệu, số ca nhiễm mới ở Nhật Bản cao kỷ lục ngày thứ 3 liên tiếp

Đến sáng 23/7, thế giới có trên 573,19 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 6,39 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này. Tổng số ca mắc COVID-19 tại Đức đã vượt mốc 30 triệu sau khi ghi nhận thêm 136.624 trường hợp mắc mới vào ngày 21/7, tăng vọt so với mức khoảng 16.000 ca chưa đầy một tuần trước. Nhật Bản tiếp tục ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 cao kỷ lục với hơn 186.000 trường hợp trong ngày 21/7, trong đó tỷ lệ nhiễm dòng phụ BA.5 của biến thể Omicron lên tới 96%.

Nguồn: vtv.vn

 

2.Chiến lược tiêm chủng COVID-19 toàn cầu để tiếp cận nhóm nguy cơ

Chỉ 28% người lớn tuổi và 37% nhân viên y tế ở các quốc gia có thu nhập thấp đã được tiêm vắc xin liều cơ bản và hầu hết chưa được tiêm liều nhắc lại. WHO cho biết: “Ngay cả khi tỷ lệ bao phủ tiêm chủng đạt được 70%, nếu số lượng đáng kể nhân viên y tế, người lớn tuổi và các nhóm nguy cơ khác vẫn chưa được tiêm chủng, các ca tử vong sẽ tiếp tục, hệ thống y tế sẽ vẫn chịu áp lực và sự phục hồi toàn cầu sẽ gặp rủi ro”. Tổng giám đốc, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus. "Tiêm phòng cho tất cả những người có nguy cơ cao là cách tốt nhất để cứu sống, bảo vệ hệ thống y tế và giữ vững nền kinh tế, xã hội."

Nguồn: who.int

 

3.Nên đi bộ bao nhiêu để giảm nguy cơ mắc bệnh tim?

Theo một đánh giá của Trường Y Harvard, chỉ cần đi bộ 21 phút mỗi ngày có thể giảm 30% nguy cơ mắc bệnh tim ở một người nào đó. Nghiên cứu này cho biết “Thực hiện đúng cách, nó có thể là chìa khóa để giảm cân, giảm huyết áp và cholesterol, tăng cường trí nhớ, cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, ung thư và hơn thế nữa”.

Nguồn: vov.vn

 

4. Dịch bệnh chết người bùng phát tại Tanzania

Giới chức Tanzania ghi nhận đợt bùng phát bệnh leptospirosis chết người, dễ bị nhầm lẫn với Ebola và một số loại bệnh khác.

Bệnh leptospirosis lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ động vật sang người, chủ yếu do con người tiếp xúc với nước tiểu của động vật mắc bệnh. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết trầy xước trên da, màng nhầy của miệng, mũi và mắt. Theo WHO, rất hiếm khi bệnh lây truyền từ người sang người, bệnh leptospirosis dễ bị bỏ qua và tương đối ít người biết. Các trường hợp rải rác trên toàn thế giới, nhưng phổ biến nhất là ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới vì lượng mưa lớn. Tổ chức nhận định đây là một căn bệnh nghiêm trọng, song có thể điều trị được. Các triệu chứng giống với một số loại bệnh không liên quan, chẳng hạn cúm, viêm màng não, viêm gan, sốt xuất huyết.

Nguồn: vnexpress.net

 

VIỆT NAM

1.Hướng dẫn mới nhất về thời gian tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 và mũi 4 của Bộ Y tế

Người trên 18 tuổi: Tiêm mũi 3 ngay sau mũi 2 ba tháng; người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi khỏi bệnh. Người từ 12 - dưới 18 tuổi: Tiêm mũi 3 ngay sau mũi 2 năm tháng; người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi khỏi bệnh ba tháng. Tiêm mũi 4 ngay sau mũi 3 bốn tháng; người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi khỏi bệnh ba tháng; Tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi: trẻ đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi khỏi bệnh ba tháng.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

2.Người bệnh sốt xuất huyết nặng gặp tình trạng giống “cơn bão cytokine”

Một số bệnh nhân là người lớn, mắc sốt xuất huyết nặng bị suy tạng và có biểu hiện rối loạn miễn dịch. Tình trạng này được cho là giống như “cơn bão cytokine” ở bệnh nhân COVID-19. Theo Viện Pasteur TP.HCM, năm nay chủng Dengue 2 gây bệnh sốt xuất huyết chiếm đa số. Typ huyết thanh này lây lan nhanh, độ nặng cao hơn Dengue 1. Ngoài ra, người có bệnh nền, người thuộc nhóm nguy cơ, thừa cân, béo phì sẽ có xu hướng tiến triển nặng khi mắc sốt xuất huyết. Tuy nhiên, không có nghĩa người trẻ, khỏe có thể chủ quan.

Nguồn: vietnamnet.vn

 

3.Khi nào cần kiểm tra xương hàm sau mắc COVID-19?

Gần đây, một số bệnh viện tại TP HCM tiếp nhận một số bệnh nhân bị hoại tử xương hàm bất thường, trong đó có một số ca tử vong, các bệnh nhân đều có điểm chung là từng mắc COVID-19. Trên thế giới cũng từng có báo cáo về một số ca hoại tử xương hàm sau mắc COVID-19. Do đó, trong trường hợp bạn xuất hiện các triệu chứng như đau răng hàm, răng lung lay, nhiễm trùng nướu, sưng mặt, nhức đầu... nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Từ đó, các chuyên gia có hướng điều trị kịp thời. Việc chụp MRI hay không sẽ do bác sĩ quyết định.

Nguồn: vnexpress.net

 

4. Những loại thực phẩm rất tốt khi bị cúm

Dinh dưỡng tốt là điều cần thiết để giúp hệ thống miễn dịch chống lại loại virus khi bị cảm cúm. Theo PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể cải thiện bệnh cúm. Trong đó có thể kể đến các món cháo, súp là món ăn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, đạm và các vitamin từ rau củ quả. Nguồn vitamin C từ trái cây có tác dụng thúc đẩy quá trình tổng hợp protein miễn dịch, cải thiện các enzym chức năng trong cơ thể, tăng sức đề kháng và ngăn ngừa cảm lạnh. Bổ sung một số gia vị có chất chống oxy hoá cao: gừng tươi, tỏi, hành lá, tía tô... là những gia vị  chứa chất kháng khuẩn, kháng virus, giúp trị cảm cúm hiệu quả và giúp người bệnh nhanh hồi phục sức khỏe.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

 

Thu Loan, Thủy Tiên - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (tổng hợp)


Câu hỏi liên quan