Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Điểm tin nhanh ngày 28/06/2022


Sốt xuất huyết tăng 2-4 lần, bệnh viện quá tải. Để phòng tránh nhiễm cúm, cần tiêm vắc xin ngừa cúm hàng năm. Biến thể phụ BA.5 khiến ca mắc COVID-19 gia tăng. Nguy cơ bùng phát các bệnh nguy hiểm như sởi, ho gà, bạch hầu, viêm não nhật bản

Nguy cơ tái bùng phát dịch COVID-19 trên thế giới. Việc tiêm các mũi nhắc lại (mũi 3, mũi 4) vaccine phòng COVID-19 là cần thiết.

Đây là những thông tin chính của bản tin nhanh sáng ngày 28/06/2022

THẾ GIỚI

1. Nguy cơ tái bùng phát dịch COVID-19 trên thế giới

Nguyên nhân chính dẫn tới sự bùng phát này được cho là do người dân tại nhiều nước chủ quan, không đeo khẩu trang và không tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi nhắc lại.

TS. Maria Van Kerkhove - Trưởng nhóm kỹ thuật COVID-19, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo: "Nhiều người nghĩ mắc chủng Omicron thường bị nhẹ, điều đó thực sự gây chết người bởi vì mọi người nghĩ rằng họ không gặp nguy hiểm. Omicron vẫn có thể khiến những người có bệnh nền có nguy cơ mắc bệnh nặng lên. Chúng ta có giải pháp vì chúng ta có vaccine, vaccine không chỉ ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong mà còn giảm nguy cơ phát triển tình trạng hậu COVID-19. Tăng tỷ lệ bao phủ vaccine là chìa khóa ngăn chặn sự lây lan dịch COVID-19".

Theo các chuyên gia y tế, vaccine phòng COVID-19 không tồn tại mãi trong cơ thể mà sẽ dần mất khả năng bảo vệ. Vì vậy, việc tiêm vaccine COVID-19 tăng cường là cần thiết, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao.

Nguồn vtv.vn

2. Liên minh khí hậu - sức khỏe được thành lập để giúp các quốc gia biến các cam kết thành hành động

Tổ chức Y tế Thế giới và chính phủ Vương quốc Anh đã khởi động một nền tảng y tế và biến đổi khí hậu mới để hỗ trợ các quốc gia nỗ lực thực hiện các cam kết mà họ đã đưa ra tại Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP26) năm ngoái nhằm đạt được các hệ thống y tế bền vững và bền vững và ít các-bon.

Liên minh mới này nhằm duy trì động lực và thúc đẩy hành động về biến đổi khí hậu và sức khỏe ở cấp quốc gia, để giúp các quốc gia thu hẹp khoảng cách giữa cam kết và việc thực hiện là ưu tiên hàng đầu”

Nguồn who.int

3. Dịch sốt xuất huyết tại Lào có chiều hướng tăng nhanh và khó kiểm soát

Theo Bộ Y tế Lào, mặc dù mới đầu mùa mưa nhưng dịch sốt xuất huyết ở nước này đang có chiều hướng tăng nhanh, khó kiểm soát. Bộ Y tế Lào cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước có hơn 4.000 người mắc bệnh, 4 trường hợp tử vong. Chỉ tính riêng Thủ đô Vientiane có hơn 2.100 ca mắc.

Bộ Y tế Lào cũng khuyến cáo người dân tiến hành các biện pháp làm vệ sinh nơi ở và môi trường xung quanh, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, không để ao tù nước đọng trong khu dân cư nhằm hạn chế sự sinh sản của muỗi vằn, nguyên nhân chính gây nên sự lây lan của bệnh sốt xuất huyết hiện nay

Nguồn: vov.vn

4. Hiệu quả bảo vệ của vaccine COVID-19 giảm dần

Chuyên gia khuyến cáo: Việc tiêm các mũi nhắc lại (mũi 3, mũi 4) vaccine phòng COVID-19 là cần thiết nhằm bảo vệ người đi tiêm không bị mắc bệnh, đặc biệt là tránh nguy cơ bị bệnh nặng và tử vong do COVID-19 trong điều kiện xuất hiện các biến chủng mới.

Các nghiên cứu trên thế giới đã ghi nhận hiệu quả bảo vệ của mũi tiêm cơ bản vaccine phòng COVID-19 giảm dần theo thời gian trong vòng 6 tháng sau khi tiêm và trong điều kiện xuất hiện các biến chủng mới.

Nguồn:  plo.vn

VIỆT NAM

1. Sáng 28/6: Biến thể phụ BA.5 lây lan nhanh thế nào? Hiệu quả bảo vệ sau tiêm vaccine COVID-19 mũi 4 ở cả 5 cấp độ

Biến thể phụ BA.5 của Omicron được cho là có khả năng lây lan nhanh đã xâm nhập vào Việt Nam. Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo biến chủng mới có thể làm dịch bệnh phức tạp và gia tăng trở lại... Bộ Y tế khuyến cáo người dân, đặc biệt là những nhóm có nguy cơ cần tiêm đúng lịch, đủ liều.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

2. Sốt xuất huyết tăng nóng, bệnh viện lo không kham nổi

Trước tình hình dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, ngày 27-6, Bộ Y tế đã tổ chức đoàn kiểm tra công tác điều trị sốt xuất huyết tại TP.HCM do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn làm trưởng đoàn.

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới hiện đang rơi vào tình trạng quá tải bệnh nhân sốt xuất huyết. Khoa nhiễm D của bệnh viện được duyệt công năng điều trị COVID-19 nhưng chiếm tới 70 giường là bệnh nhân sốt xuất huyết.

Nguồn: tuoitre.vn

3. Vào mùa bệnh cúm

Thời tiết thay đổi thất thường, nắng nóng, sau đó lại xuất hiện mưa kéo dài khiến số lượng người nhập viện do cúm mùa gia tăng. 

Hiện nay, do dịch sốt xuất huyết bùng phát nên khó phân biệt nhiễm cúm và sốt xuất huyết nếu không xuất hiện các triệu chứng điển hình như chảy nước mũi, ho… Vì vậy, trong giai đoạn này, để phân biệt, cần làm xét nghiệm máu.

Nguồn: sggp.org.vn

4. Nguy cơ tái bùng phát bệnh có thể dự phòng bằng vaccine

Phần lớn các trường hợp mắc các bệnh nhiễm trùng hoặc liên quan tới nhiễm trùng trong đó khá nhiều là các bệnh có thể dự phòng được bằng vaccine. Đây là một dấu hiệu chỉ điểm rõ nhất về nguy cơ gia tăng dịch bệnh sau khi các hạn chế để phòng chống dịch COVID-19 được nới lỏng.

Việc tập trung đông người và giao lưu nhiều vùng miền tại các điểm du lịch, sân bay, bến xe, nhà ga… tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh như COVID-19 và đặc biệt là các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine như sởi, ho gà, bạch hầu, viêm não nhật bản… do những đợt ngưng hoặc hoãn tiêm chủng vaccine trong đại dịch vừa qua.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Đình Lễ, Thùy Uyên - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (tổng hợp)


Câu hỏi liên quan