Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Điểm tin nhanh ngày 25/07/2022


Nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ có thể xâm nhập và gây bệnh ở nước ta là hoàn toàn có thể. Bệnh nhân sốt xuất huyết nếu tự ý truyền dịch mà không có chỉ định của bác sĩ, không có phác đồ sẽ rất có hại.

WHO không khuyến cáo việc tiêm vaccine phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ rộng rãi. Australia tiếp tục kêu gọi người dân đi tiêm mũi vaccine tăng cường và đeo khẩu trang ở nơi đông người để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.

Đây là những thông tin chính của bản tin nhanh sáng ngày 25/7/2022

THẾ GIỚI

1. Ấn Độ ngày thứ 3 liên tiếp vượt mốc 21.000 ca/ngày, Nga có số ca mắc mới COVID-19 cao nhất từ cuối tháng 4

Đến sáng 25/7, thế giới có trên 574,97 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 6,4 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.

Ngày 24/7, Cơ quan điều phối Liên bang về ngăn ngừa lây nhiễm mới của Nga cho biết, số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ở nước này trong 24 giờ qua đã tăng thêm 7.523 người so với 6.953 trường hợp trước đó một ngày. Như vậy, số ca mắc mới theo ngày đã tăng ở mức cao nhất kể từ ngày 29/4, thời điểm ghi nhận 7.710 trường hợp. Số ca tử vong do COVID-19 tại Nga trong 24 giờ qua là 37 , nâng tổng số người không qua khỏi lên hơn 382.000 ca, trong tổng số trên 18,53 triệu trường hợp mắc kể từ khi đại dịch bùng phát.

Nguồn vtv.vn

2. Cần quốc tế hợp lực chống đậu mùa khỉ.

Tổ chức Y tế thế giới kêu gọi các quốc gia có năng lực sản xuất thiết bị chẩn đoán, vắc-xin và thuốc điều trị hành động vì sự đoàn kết quốc tế

Tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng gây quan ngại quốc tế - PHEIC là mức cảnh báo cao nhất mà WHO đưa ra cho một đợt bùng phát dịch bệnh, có thể mở đường cho một chuỗi hành động phối hợp toàn cầu và là cơ sở để ngành y tế các quốc gia, vùng lãnh thổ đưa ra các quy định và biện pháp ứng phó phù hợp, dựa trên khuyến nghị từ WHO.

Các quốc gia thành viên được khuyến nghị chi tiết các biện pháp cần làm trong bối cảnh PHEIC, tùy vào tình hình dịch tễ: Lập kế hoạch ứng phó cho từng mức độ bùng phát, kiện toàn hệ thống sàng lọc phát hiện ca bệnh, giám sát dịch tễ, cách ly kiểm dịch, đào tạo nhân lực để sẵn sàng cho các chiến dịch tiêm chủng, xét nghiệm... là những mục tiêu trọng tâm, bên cạnh truyền thông cho cộng đồng và bảo vệ những người có nguy cơ mắc bệnh nặng (người suy giảm miễn dịch, trẻ em và thai phụ).

 Nguồn: nld.com.vn

3.  Covid-19 lan rộng tại các nhà dưỡng lão ở Australia

Tính từ đầu năm 2022 đến nay, 2.301 người cao tuổi sống trong các nhà dưỡng lão ở Australia đã thiệt mạng vì Covid-19.

Australia đang phải ứng phó với làn sóng Covid-19 thứ 3 với sự lây lan nhanh của biến thể Omicron, trong đó, hơn 1/3 số nhà dưỡng lão ở nước này đang có người mắc bệnh, đe dọa đến sức khỏe của những người lớn tuổi đang sinh sống tại đây.

Nguồn vov.vn

VIỆT NAM

1. Sáng 25/7: Tiếp tục giám sát sự lưu hành của biến thể phụ BA.4, BA.5; đã có vaccine phòng đậu mùa khỉ thế hệ mới

Hiện một số ít quốc gia đã phê duyệt sử dụng vaccine phòng bệnh đậu mùa/đậu mùa khỉ thế hệ mới (thế hệ 2, 3), tuy nhiên đến ngày 18/7, WHO không khuyến cáo việc tiêm vaccine phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ rộng rãi; Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường giám sát sự lưu hành của biến thể phụ BA.4, BA.5

Nguồn: suckhoedoisong.vn

2. Mùa sốt xuất huyết, cứ thấy mệt là truyền dịch coi chừng tính mạng

Facebook rộ quảng cáo truyền dịch tại nhà, cam kết có thể truyền tất cả các loại dịch như: nước biển, vitamin, hạ sốt... cho các bệnh sốt xuất huyết, viêm phế quản, gầy yếu, chóng mặt, đau đầu... Đã có người bệnh sau truyền dịch bị tử vong.

Đánh vào tâm lý lo ngại của người dân, đặc biệt là diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết, một số nơi vẫn quảng cáo rầm rộ về các dịch vụ truyền dịch có công dụng thần kỳ.

Nguồn: tuoitre.vn

3. Sở Y tế TP.HCM đang họp bàn các tình huống ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ

Sở Y tế TP.HCM đang chủ động họp bàn các bộ phận chuyên môn nhằm đưa ra các kế hoạch, biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ đang có chiều hướng tăng nhanh tại nhiều nước trên thế giới và xuất hiện ở nhiều nước châu Á.

Trong cuộc họp giao ban của Sở Y tế TP.HCM sáng nay, các bộ phận chuyên môn tiếp tục có trao đổi để đưa ra các hướng giám sát, chẩn đoán, sàng lọc, cách ly và thu dung khi phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ.

Nguồn: tuoitre.vn

4. Hơn 16.000 người trên thế giới mắc bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y tế khuyến cáo 6 biện pháp phòng chống

Nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ có thể xâm nhập và gây bệnh ở Việt Nam là hoàn toàn có thể do bệnh dịch đã ghi nhận ở nhiều quốc gia, sự giao lưu đi lại thuận tiện và có xu hướng gia tăng giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, trong khu vực.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

5. Bớt muối giảm đường, cuộc đời trở nên nhạt nhẽo?

Ngọt là một trong bốn vị cơ bản (chua, ngọt, mặn, đắng) mà giới ẩm thực nâng niu và được quý bà ưa thích. Thật tiếc, y học lại không ưa ngọt.

Ngọt mà giới y học nhắm tới là đường ăn, loại đường được tiêu thụ nhiều nhất. Thị trường có nhiều loại đường ăn: đường cát, đường phèn, đường nâu, đường đỏ, mật đường, đường mật, đường thẻ, đường thốt nốt… Đi kèm những loại đường này là huyền thoại đủ kiểu tốt xấu.

Nguồn: tuoitre.vn

Đình Lễ, Thùy Uyên - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (tổng hợp)


Câu hỏi liên quan