Điểm báo ngày 09/01/2021
THẾ GIỚI
1. Người Mỹ chết mỗi ngày vì Covid-19 cao ngất ngưởng, Anh đầu hàng virus
Số ca tử vong hàng ngày vì virus corona ở Mỹ lần đầu tiên vượt quá 4.000, phá kỷ lục một ngày trước đó. Tại London, Anh sự lây lan của Covid-19 đã vượt kiểm soát.
Số ca tử vong mỗi ngày ở Mỹ cao chưa từng có
Theo AP, thống kê của Đại học Johns Hopkins cho thấy, có 4.085 ca tử vong vì Covid-19 trong ngày 7/1. Cùng lúc, Mỹ ghi nhận gần 275.000 ca nhiễm Covid-19 mới.
Các con số trên là một lời nhắc nhở nữa về tình hình ngày càng tồi tệ sau các chuyến đi, những cuộc họp mặt gia đình trong kỳ nghỉ vừa qua, cũng như thời gian ở trong nhà nhiều hơn trong các tháng mùa đông.
London chào thua Covid-19
Thị trưởng London Sadiq Khan cho biết, sự lây lan của đại dịch Covid-19 ở thủ đô của xứ sở sương mù đã “vượt tầm kiểm soát” và London đang gặp “sự cố lớn”.
BBC dẫn những số liệu mới nhất từ Tổ chức y tế công cộng của Anh (Public Health England –PHE) cho hay, tỷ lệ lây nhiễm virus corona ở London đã vượt quá 1.000 ca trên 100.000 người.
Diễn biến dịch Covid-19 trên thế giới
- Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long ngày 8/1 đã tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 khi quốc đảo này bắt đầu tiêm ngừa cho một phần dân số. Singapore đã nhận được lô vắc-xin đầu tiên do Pfizer-BioNTech sản xuất vào 23/12/2020 và hy vọng sẽ tiêm cho toàn bộ dân chúng, gồm 4,5 triệu người cũng như những người ngoại quốc sống ở nước này. Vắc-xin ngừa Covid-19 được Singapore tiêm miễn phí.
- Các chuyên gia thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo rằng thời gian tiêm giữa hai liều vắc-xin của Pfizer-BioNTech có thể kéo dài đến 6 tuần.
- Anh đã phê duyệt vắc-xin ngừa Covid-19 do Moderna phát triển. Đây là vắc-xin thứ 3 được cấp phép sử dụng tại Anh. Anh đã đặt hàng 10 triệu liều vắc-xin này. Cho tới giờ, Anh đã tiêm phòng Covid-19 cho 1,5 triệu người bằng vắc-xin của Pfizer-BioNTech và Oxford University-AstraZeneca.
- Thái Lan ngày 8/1 ghi nhận 205 ca nhiễm mới, giảm nhẹ so với những ngày trước đó khi chính phủ thắt chặt kiểm soát du lịch nội địa và phong toả một phần đất đất nước.
2. Khuyến nghị của WHO về vắc xin Pfizer-BioNTech COVID-19
Nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược về tiêm chủng (SAGE) của WHO đã đưa ra khuyến nghị về việc triển khai vắc xin Pfizer-BioNTech COVID-19 đầu tiên được phê duyệt để sử dụng khẩn cấp. Theo SAGE, vắc-xin Pfizer-BioNTech COVID-19 mRNA an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, có một số quần thể không được khuyến cáo tiêm chủng do một số nguyên nhân như: Chống chỉ định, thiếu nguồn cung cấp hoặc dữ liệu nghiên cứu còn hạn chế. Những quần thể này hiện bao gồm những người có tiền sử dị ứng nghiêm trọng, hầu hết phụ nữ mang thai, khách du lịch quốc tế không thuộc nhóm ưu tiên và trẻ em dưới 16 tuổi. Ngược lại nhóm quần thể ưu tiên bắt đầu tiêm chủng bao gồm: Nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm cao và tiếp đến là người lớn tuổi.
Liều lượng tiêm: Tác dụng bảo vệ bắt đầu sau 12 ngày kể từ liều tiêm đầu tiên, nhưng để bảo vệ đầy đủ cần hai liều mà WHO khuyến cáo nên dùng với khoảng cách từ 21 đến 28 ngày. Tuy nhiên, vì vẫn chưa rõ mức độ mà vắc xin có thể bảo vệ nên chúng ta phải tiếp tục đeo khẩu trang, tránh xa đám đông và áp dụng các biện pháp sức khỏe khác. SAGE của WHO dự kiến sẽ xem xét các loại vắc xin khác trong những tháng tới.
3. Cứ 30 người ở London lại có một người mắc COVID-19
Thị trưởng London, ông Sadiq Khan, cho biết tỉ lệ lây nhiễm COVID-19 ở mức báo động này và tuyên bố dịch bệnh COVID-19 là một biến cố lớn ở thủ đô nước Anh.
"Nguy cơ của virus này với thành phố chúng ta đang ở điểm khủng hoảng", Thị trưởng London, ông Sadiq Khan viết trên Twitter. Và vì thực tế này, ông Khan tuyên bố đang có một biến cố lớn tại London.
"Cứ 30 người London lại có một người mắc COVID-19. Nếu chúng ta không hành động ngay lập tức lúc này, Cơ quan y tế và dịch vụ dân sinh (NHS) có thể bị quá tải và sẽ có thêm người chết", ông tiếp.
Trước đó ông Sadiq Khan đã cảnh báo virus đã "ngoài tầm kiểm soát" và NHS đang sắp sửa quá tải.
https://tuoitre.vn/cu-30-nguoi-o-london-lai-co-mot-nguoi-mac-covid-19-20210109075438614.htm
4. Bác sĩ chết do đột quỵ sau tiêm vaccine Pfizer
MỸGregory Michael, bác sĩ khoa sản ở Florida, qua đời ở tuổi 56 vì đột quỵ ngày 4/1, chỉ vài tuần sau khi tiêm vaccine Covid-19.
Hiện chưa rõ cái chết của bác sĩ Michael có liên quan gì với việc tiêm vaccine của Pfizer-BioNTech hôm 18/12/2020.
Darren Caprara, Giám đốc Văn phòng Giám định Y khoa Miami-Dade, cho biết các nhà điều tra địa phương đang làm việc với Bộ Y tế Florida và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, để xác định xem liệu vaccine có gây ra tình trạng thiếu hụt tiểu cầu của bác sĩ Michael hay không.
https://vnexpress.net/bac-si-chet-do-dot-quy-sau-tiem-vaccine-pfizer-4218445.html
5. Thái Lan chống chọi 'sóng thần' Covid-19
Hơn 6 tháng không xuất hiện ca nhiễm cộng đồng, giữa tháng 12/2020, ổ dịch tại một chợ hải sản nhanh chóng lan khắp Thái Lan.
Chợ hải sản thuộc khu vực Samut Sakhon, tây nam thủ đô Bangkok, nơi ổ dịch bùng phát, sử dụng hàng nghìn lao động là người Myanmar nhập cư. Virus nhanh chóng lan rộng ra 56 trong tổng 77 tỉnh.
Hôm 5/1, cả nước báo cáo 527 ca nhiễm mới, phần lớn là lao động nhập cư liên quan tới chợ Samut Sakhon. Trước đó một ngày, nước này ghi nhận 745 ca nhiễm mới, con số kỷ lục từ khi nCoV xuất hiện.
Tới nay, Thái Lan ghi nhận hơn 9.841 ca nhiễm, 67 ca tử vong.
https://vnexpress.net/thai-lan-chong-choi-song-than-covid-19-4218298.html
VIỆT NAM
1 Biến chứng do cúm có thể gây tử vong đột ngột
Bệnh viện Nhi T.Ư (Hà Nội) gần đây đã ghi nhận các bệnh nhân bị biến chứng do nhiễm virus cúm A. Tuy nhiên, chưa nhiều cha mẹ biết về biến chứng do cúm có thể khiến trẻ tử vong đột ngột.
Theo TS Hải, bệnh cúm do virus lưu hành tại VN có thể gây dịch. Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây qua đường hô hấp. Trẻ mắc cúm có biểu hiện: sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, ho. Bệnh có thể tự khỏi trong 5 - 7 ngày. Tuy nhiên, những trẻ có bệnh mạn tính như: hen phế quản, viêm phế quản co thắt, một số bệnh bẩm sinh khi nhiễm cúm có thể làm khởi phát một đợt bệnh mới, nguy cơ diễn biến nặng. Đáng lưu ý, theo TS Hải: “Gần đây xuất hiện những ca biến chứng viêm cơ tim do nhiễm virus cúm chứ không chỉ là các ca viêm phổi, hoặc viêm não thường gặp. Các biến chứng này đều nguy hiểm, thậm chí gây tử vong nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời”. Bác sĩ lưu ý: BN bị viêm cơ tim sau cúm còn ít được nhận biết tại gia đình. Trẻ thường có biểu hiện sốt cao, đau ngực, đau bụng, buồn nôn, nhịp tim nhanh và có thể tử vong đột ngột.
https://thanhnien.vn/suc-khoe/bien-chung-do-cum-co-the-gay-tu-vong-dot-ngot-1326928.html
2. Những cuộc đời tái sinh nhờ ECMO
Nếu như trước đây những ca thuyên tắc ối hoặc choáng tim nặng hầu như tử vong thì nay không còn làm khó các bác sĩ nhờ kỹ thuật ECMO. Kỹ thuật ECMO là một hệ thống ôxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể giúp hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn khi bệnh nhân bị suy tim hoặc suy hô hấp nặng. https://plo.vn/suc-khoe/nhung-cuoc-doi-tai-sinh-nho-ecmo-960564.html
3. Nhà vệ sinh bẩn có thể gây ra 12 bệnh nguy hiểm này
Nguyên nhân là do một số mầm bệnh di chuyển trên bàn cầu, nút xả nước, vòi xịt, tay nắm cửa và các khu vực xung quanh lối đi, theo Boldsky. Khi những vi khuẩn này dính lên da hoặc xâm nhập vào mũi, miệng hoặc mắt qua tay bị ô nhiễm, sẽ gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng và cả một số bệnh nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng.
https://thanhnien.vn/suc-khoe/nha-ve-sinh-ban-co-the-gay-ra-12-benh-nguy-hiem-nay-1326433.html
3. Bệnh trẻ nhỏ thường gặp mùa lạnh
Bệnh hô hấp, tiêu chảy, bệnh về da hay ngộ độc thức ăn, trẻ rất hay gặp vào mùa lạnh, phụ huynh cần cẩn trọng.
Bác sĩ Trương Văn Thế, Khoa Nhi, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, cho biết mùa đông, trẻ rất hay mắc các bệnh về đường hô hấp. Đặc biệt, những trẻ đã có sẵn các bệnh mạn tính như viêm phế quản mạn, suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải, trẻ bị suy dinh dưỡng mạn tính, trẻ bị mắc các bệnh lý tim mạch bẩm sinh... thường bị mắc bệnh hô hấp nặng hơn và dễ bị những biến chứng nặng nề so với những trẻ bình thường khác.
https://vnexpress.net/benh-tre-nho-thuong-gap-mua-lanh-4218122.html