Quản Cáo  Topbanner

Tin tức mới nhất

Cập nhật: 11:46 - 13/01/2023 | Lần xem: 4502

TP.HCM: Tình hình dịch bệnh tuần 01 năm 2023 (từ ngày 02/1/2023 đến 08/01/2023)

Số ca mắc Sốt xuất huyết trong tuần 01/2023 giảm 29% so với trung bình 4 tuần trước, tuy nhiên vẫn đang ở mức cao so với cùng kỳ các năm. Trong tuần 1 không ghi nhận ca tử vong do Sốt xuất huyết.

Tình hình dịch bệnh Sốt xuất huyết Dengue (SXH)

Trong tuần 01 (từ ngày 2/1/2022 đến 08/01/2023), Thành phố ghi nhận 763 trường hợp mắc bệnh, tăng 3 lần với cùng kỳ năm 2022, giảm 29% so với trung bình 4 tuần trước, số ca nội trú giảm 42,4% và ngoại trú giảm 12,7%. Trong tuần 1, không ghi nhận trường hợp tử vong do SXHD.

Tình hình dịch bệnh Tay chân miệng (TCM)

Trong tuần 01 (từ ngày 02/01/2023 đến 08/01/2023), Thành phố ghi nhận 61 trường hợp mắc bệnh Tay chân miệng, giảm 57,3% so với trung bình 4 tuần trước đó. Trong đó số ca bệnh giảm nhiều ở các trường hợp khám ngoại trú và giảm các trường hợp nhập viện điều trị nội trú.

Tình hình bệnh COVID-19

Trong tuần 01, ghi nhận 39 ca bệnh xác định nhiễm SARS-CoV-2 được Bộ Y tế công bố (bao gồm 17 ca dương tính SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật RealTime RT-PCR, 22 ca xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính có yếu tố dịch tễ) và không có ca nhập cảnh. Số ca tích lũy trong đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 (tính từ ngày 29/04/2021) đến ngày 81/01/2023 là 618.350 ca, trong đó có 617.511 ca trong nước (tỉ lệ 99,86%), 839 ca nhập cảnh (tỉ lệ 0,14%).

Kết quả tiêm vắc xin COVID-19:

Tính đến hết ngày 08/01/2023: Toàn Thành phố đã tiêm được 23.569.369 mũi (bao gồm 8.700.625 mũi 1; 7.786.899 mũi 2; 683.244 mũi bổ sung; 4.839.786 mũi nhắc lần 1; 1.558.815 mũi nhắc lần 2). Trong đó:

- Đối với người từ 18 tuổi trở lên: đã tiêm được 20.935.499 mũi, bao gồm 7.403.705 (100%)  mũi 1; 6.717.838 mũi 2 (98,9%)1; 683.244 mũi bổ sung; 4.571.897 mũi nhắc lần 1 (67,3%)1 thấp hơn 12,9% so với trung bình cả nước là 80,2%; 1.558.815 mũi nhắc lần 2 ước đạt tỷ lệ khoảng 54,1%4 thấp hơn 32,8% so với trung bình cả nước là 86,9%.

- Đối với trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi: đã tiêm được 1.758.961 mũi, bao gồm 760.952 mũi 1 đạt (100%)2; 730.120 mũi 2 (99,2%)2; 267.889 mũi nhắc 1 (36,4%)2  thấp hơn 32,1% so với trung bình cả nước là 68,5%.

- Đối với trẻ từ 05 đến dưới 12 tuổi: đã tiêm được 874.909 mũi, bao gồm 535.968 mũi 1 (64,6%)3 thấp hơn 28% so với trung bình cả nước là 92,6%; 338.941 mũi 2 (40,8%)3 thấp hơn 33,4% so với trung bình cả nước là 74,2%.

Các ổ dịch SXH và TCM

Trong tuần 01 toàn thành phố ghi nhận 27 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 16 phường, xã thuộc 06/22 quận huyện, thành phố Thủ Đức.

Tổng số ổ dịch được xử lý phun hoá chất trong tuần là 72 ổ dịch và không có phường, xã nào xử lý ổ dịch diện rộng. Có tổng cộng 98 lượt thực hiện diệt lăng quăng tại các ổ dịch, các điểm nguy cơ tại 42 phường, xã thuộc 14/22 quận huyện, thành phố Thủ Đức.

Trong tuần 01, toàn thành phố không ghi nhận ổ dịch Tay chân miệng mới. Số ổ dịch Tay chân miệng tích lũy đến tuần 01 năm 2023 là 0 ổ dịch.

Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh COVID-19

Trước dự báo số ca bệnh có thể gia tăng trong thời gian sắp tới do biến thể mới XBB, Bộ Y tế khuyến cáo:

1. Người dân tự theo dõi sức khỏe, cần chủ động thông báo cho Trạm y tế trên địa bàn khi có biểu hiện của viêm đường hô hấp để được hướng dẫn theo dõi sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm nếu cần thiết. Đồng thời được điều trị sớm và kịp thời tránh nguy cơ diễn tiến nặng.

2. Khuyến khích đeo khẩu trang tại nơi công cộng đồng thời bắt buộc đeo khẩu trang đối với người có biểu hiện bệnh viêm đường hô hấp cấp, người mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19.

3. Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn). Vệ sinh cá nhân sạch sẽ; vệ sinh môi trường nơi ở, nơi làm việc, học tập.

4. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.

5. Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp

6. Đảm bảo duy trì tỉ lệ bao phủ vắc xin phòng COVID-19 trong cộng đồng theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Đặc biệt việc tiêm chủng cần tập trung trên người có nguy mắc bệnh nặng bao gồm: người lớn tuổi, nhân viên y tế, người bị suy giảm miễn dịch, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai.

Nguyễn Thúy Hạnh – Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC)