Tin nổi bật ngày 13/8/2020
1. Thêm 22 ca mắc mới COVID-19, trong đó 14 ca tại Đà Nẵng, Việt Nam có 905 bệnh nhân
Bản tin 18h của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết đã ghi nhận 22 ca mắc mới COVID-19, trong đó 14 ca ghi nhận tại Đà Nẵng, 02 ca tại Quảng Nam, 01 ca tại Quảng Trị và 05 ca tại Khánh Hòa được cách ly ngay sau khi nhập cảnh. Việt Nam hiện có 905 bệnh nhân. Ban Chỉ đạo cũng cho biết, có thêm 02 trường hợp mắc COVID-19 tử vong, nâng số ca tử vong lên 20.
Tổng số ca mắc: 905 ca
- Tính đến 18h ngày 13/8: Việt Nam, có tổng cộng 905 ca mắc COVID-19, trong đó 327 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
- Số lượng ca mắc mới liên quan đến Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay: ghi nhận 438 ca.
- Tính từ 6h đến 18h ngày 13/8: ghi nhận 22 ca mắc mới.
Nguồn:
https://suckhoedoisong.vn/them-22-ca-mac-moi-covid-19-viet-nam-co-905-benh-nhan-n178699.html
2. Thêm 2 bệnh nhân COVID-19 tử vong
Hai bệnh nhân COVID-19 vừa tử vong là 1 cụ bà ở Quảng Nam, 1 cụ ông ở Quảng Ngãi, đều mắc nhiều bệnh lý nền rất phức tạp.
Ca COVID-19 tử vong thứ 19 là nữ bệnh nhân 623, 83 tuổi, ở Điện Bàn, Quảng Nam. Bà qua đời với chẩn đoán COVID-19 biến chứng suy hô hấp nặng, sốc nhiễm trùng, suy đa tạng không hồi phục trên bệnh nhân suy tủy, u đại tràng Sigma, suy dinh dưỡng thể teo đét.
Ca thứ 20 tử vong là bệnh nhân 479, 87 tuổi, ở địa chỉ Tư Nghĩa - Quảng Ngãi. Cụ ông có tiền sử tăng huyết áp và đái tháo đường nhiều năm; Nhồi máu cơ tim đã đặt stent 2 lần 2009; Xơ vữa mạch máu 2 chi dưới, cắt cụt bàn chân trái do tắc mạch.
Nguồn:
3. Chế độ dinh dưỡng 4-5-1 mà Bộ Y tế khuyến cáo để phòng COVID-19 có gì đặc biệt?
Bộ Y tế khuyến khích người dân áp dụng công thức dinh dưỡng 4-5-1 vào bữa ăn hàng ngày cùng với việc tăng cường vận động và giữ gìn vệ sinh cá nhân để mỗi người sẽ là "một lá chắn thép" vững chắc trong công cuộc chiến đấu với COVID-19.
Nguồn:
4. Huy động y tế tư nhân chung tay phòng, chống dịch Covid-19
Trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, tháng 8-2020, Tổ chức dịch vụ dân số quốc tế tại Việt Nam (PSI Việt Nam) khởi động dự án “Huy động khối tư nhân tham gia đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng” (viết tắt là PEPHER).
Dự án nhận thấy khối y tế tư nhân (bao gồm các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân và kinh doanh dược), với lợi thế về độ bao phủ dày trên toàn quốc và là tuyến đầu tiếp xúc trực tiếp với người dân, sẽ và nên đóng vai trò chủ chốt trong công tác phòng chống dịch bệnh. Đây là kênh truyền thông mạnh mẽ từ chính phủ tới cộng đồng và là đơn vị phát hiện sớm các trường hợp nghi nhiễm, nhiễm từ cộng đồng.
Nguồn:
5. Đề xuất cấm sử dụng thuốc lá thế hệ mới tại Việt Nam
Việt Nam có tỉ lệ nam giới sử dụng thuốc lá điếu tới 45,3% và 1,1% ở nữ. Những năm gần đây, Việt Nam phải đối mặt với một thách thức mới bao gồm cả sử dụng sản phẩm thuốc lá thế hệ mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng, shisha…
Trước những nguy hại của các sản phẩm ENDS, Bộ Y tế dự kiến sẽ xây dựng hệ thống văn bản để trình lên Chính phủ và Quốc hội trong việc cấm sử dụng thuốc lá thế hệ mới trên lãnh thổ Việt Nam nhằm bảo vệ sức khỏe cho người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ. Ông Đào Thế Sơn, giảng viên Đại học Thương mại, cho biết thực tế, tại Việt Nam, các điểm bán thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có độ bao phủ khắp các tỉnh, thành phố và công khai vi phạm. “Trong khi các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng chưa được cấp phép nhập khẩu vào Việt Nam, tôi cho rằng cơ quan chức năng cần có các biện pháp kiểm soát thị trường và ngăn chặn sự gia tăng sử dụng loại thuốc này trong thanh niên” - ông Sơn nói.
Nguồn:
Tin tổng hợp: Phú Khánh