Quản Cáo  Topbanner

Bản tin hàng ngày

Cập nhật: 08:03 - 01/10/2020 | Lần xem: 1982

[Thông tin nổi bật ngày 30/9/2020]

1. Tròn 28 ngày không ghi nhận ca mắc mới COVID-19, Việt Nam chữa khỏi 1.010 bệnh nhân

Bản tin của Ban Chỉ đạo Quốc gia chiều ngày 30/9 cho biết Việt Nam không có thêm ca mắc COVID-19 mới. Đến nay đã 28 ngày Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 ở cộng đồng. Việt Nam hiện đã chữa khỏi 1.010 bệnh nhân COVID-19. Tỉnh Hải Dương hiện không còn bệnh nhân COVID-19 nào.

Số ca mắc ở Việt Nam:

- Tính đến 18h ngày 30/9: Việt Nam có tổng cộng 691 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay: 551 ca.

- Tính từ 6h đến 18h ngày 30/9: 0 ca mắc mới, trong đó có 0 ca nhập cảnh được cách ly ngay.

Việt Nam cũng đã tròn 28 ngày không ghi nhận ca bệnh ngoài cộng đồng. Không được có tâm lý chủ quan, lơ là khi thấy dịch bệnh đã được kiểm soát

Nguồn:

https://suckhoedoisong.vn/tron-28-ngay-khong-ghi-nhan-ca-mac-moi-covid-19-viet-nam-chua-khoi-1010-benh-nhan-n180850.html

 

2. Hải Dương, Quảng Nam đã hết bệnh nhân COVID-19

Năm bệnh nhân cuối cùng mắc COVID-19 tại Hải Dương và Quảng Nam đã được điều trị khỏi bệnh và được xuất viện trở về địa phương.

Tại Hải Dương, sáng 30/9, ba bệnh nhân mắc COVID-19 cuối cùng đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Hải Dương đã được công bố khỏi bệnh, xuất viện và trở về địa phương. Còn tại Quảng Nam, ngày 29/9, hai bệnh nhân mắc COVID-19 cuối cùng đã được chữa khỏi.

Nguồn:

http://baochinhphu.vn/Suc-khoe/Hai-Duong-Quang-Nam-da-het-benh-nhan-COVID19/409099.vgp

 

3. Định hướng công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới

15 năm qua, Việt Nam liên tục đạt 3 giảm: Giảm số người nhiễm HIV mới phát hiện, giảm số người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số tử vong do AIDS). Việt Nam có tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư ước khoảng 0,23% trong năm 2020, đạt mục tiêu dưới 0,3% của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Do vậy, HIV/AIDS hiện vẫn còn là vấn đề sức khoẻ công cộng quan trọng, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam... Để thực hiện mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, tiếp tục cần phải có những chủ trương và biện pháp can thiệp mạnh mẽ và hiệu quả hơn trong thời gian tới… và cần một chỉ thị mới về chấm dứt dịch HIV/AIDS vào năm 2030 để đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới.

Nguồn:

https://suckhoedoisong.vn/dinh-huong-cong-tac-phong-chong-hiv-aids-trong-tinh-hinh-moi-n180847.html

4. Việt Nam có cơ hội tiếp cận vắc xin ngừa COVID-19 sớm

'Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận sớm vắc xin ngừa COVID-19 ngay khi vắc xin này được đưa ra thị trường', quyền Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 30-9 cho biết.

Nguồn:

https://tuoitre.vn/viet-nam-co-co-hoi-tiep-can-vac-xin-ngua-covid-19-som-20200930132523016.htm

 

5. Đẩy mạnh phòng chống bệnh không lây nhiễm

Những căn bệnh do môi trường, lối sống ngày càng gia tăng trầm trọng và có xu hướng trẻ hóa... Trong khi đó, công tác phòng chống, quản lý, điều trị tuy có nhiều tiến bộ, song vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.

Tuy nhiên, hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Hoạt động truyền thông chưa được đẩy mạnh do thiếu kinh phí. Năng lực chuyên môn và trang thiết bị của y tế cơ sở chưa đáp ứng đầy đủ cho việc quản lý, điều trị, sàng lọc, dự phòng bệnh không lây nhiễm. Những khó khăn này đòi hỏi các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cùng tích cực vào cuộc, có kế hoạch và bố trí kinh phí thực hiện công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm, đặc biệt trong hoạt động truyền thông để nâng cao nhận thức phòng bệnh.

Nguồn:

https://suckhoedoisong.vn/day-manh-phong-chong-benh-khong-lay-nhiem-n180822.html

 

[Tin tổng hợp: Phú Khánh]