Quản Cáo  Topbanner

Nuôi con bằng sữa mẹ

Cập nhật: 09:39 - 15/08/2024 | Lần xem: 1651

Quy định phòng vắt, trữ sữa mẹ

Thời gian hoạt động:

- Theo thời gian các ca trực của nhân viên

- Tủ trữ sữa hoạt động 24/7 nhằm đảm bảo nhiệt độ tủ trữ được ổn định

 

Đối với người phụ trách vệ sinh hằng ngày:

- Hằng ngày, thực hiện vệ sinh, ghi nhận tình trạng hoạt động và thời hạn bảo hành của trang thiết bị

- Một tuần trước khi đến hạn kiểm tra định kỳ trang thiết bị mỗi 6 tháng, báo cán bộ quản lý

- Khi có sự cố, báo cáo cán bộ quản lý ngay và ghi nhận lại

 

Đối với cán bộ quản lý:

- Kiểm tra đột xuất, ít nhất một tuần một lần nhằm kiểm soát tình hình vệ sinh, trang thiết bị của phòng vắt, trữ sữa mẹ và số lượng nhân viên nữ, thời hạn đăng ký sử dụng phòng vắt, trữ sữa mẹ

- Tuyệt đối không thực hiện việc kiểm tra khi không có nhân viên nữ đang vắt sữa, nhằm tôn trọng sự riêng tư

- Xử lý ngay sự cố phát sinh

 

Đối với nhân viên nữ sử dụng phòng vắt, trữ sữa mẹ:

- Tất cả nhân viên nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ có nhu cầu vắt, trữ sữa cho còn đều được quyền đăng ký sử dụng phòng vắt, trữ sữa mẹ

- Cần đăng ký theo biểu mẫu đăng ký sử dụng phòng vắt, trữ sữa mẹ, để tránh ùn tắc

- Có thể sử dụng máy vắt cá nhân hoặc được thiết bị trang bị tại phòng vắt, trữ sữa mẹ

- Phải có trách nhiệm giữ vệ sinh chung, tự vệ sinh và tiệt trùng tất cả vật dụng liên quan cá nhân trước và ngay sau khi vắt

- Phải có trách nhiệm giữ môi trường yên lặng trong thời gian dùng phòng, tránh ảnh hưởng đồng nghiệp khác đang vắt sữa

- Sữa vắt ra cần được ghi họ tên, thời gian vắt và lượng trên hũ đựng hoặc túi trữ sữa chuyên dụng trước khi bảo quản vào tủ trữ sữa chung

- Sữa vắt ra, được bảo quản trong tủ trữ sữa chung nên đem về khi hoàn tất ca trực.

- Mọi sự cố phát sinh trong quá trình sử dụng phòng có thể ghi nhận trên bảng kiểm tra vệ sinh hằng ngày hoặc báo cán bộ quản lý nếu cần xử lý ngay./.

⇨ Tải file PDF tại đây ⇦