Kiểm soát tốt bệnh nền để phòng ngừa đột quỵ
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 17 triệu người bị đột quỵ mỗi năm. Đáng chú ý trong đó có khoảng 5 triệu người tử vong và 5 triệu người phải gánh chịu hậu quả thương tật vĩnh viễn do đột quỵ gây nên. Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận thêm 200.000 ca đột quỵ mới và 11.000 ca tử vong do đột quỵ. Các chuyên gia cho biết rung nhĩ, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, bệnh lý mạch vành là những yếu tố chính làm tăng nguy cơ đột quỵ. Bên cạnh đó, người có tiền sử bị đột quỵ hay cơn đột quỵ thoáng qua cũng có nguy cơ tái phát đột quỵ rất cao.
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hòa Kỳ (CDC Mỹ) cũng chỉ ra rằng các yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với bệnh tim mạch và đột quỵ là tăng huyết áp, cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) cao, đái tháo đường, hút thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc, béo phì, chế độ ăn uống không lành mạnh và ít vận động. Trong đó, tăng huyết áp, đái tháo đường và rối loạn lipid máu (tăng mỡ máu) là 3 nguy cơ quan trọng đưa đến đột quỵ. Vậy cần làm gì để kiểm soát tốt bệnh nền, qua đó phòng ngừa đột quỵ xảy ra?
Tiếp nối thành công từ tọa đàm trực tuyến “Lựa chọn lối sống - Phòng ngừa đột quỵ” ngày 17/12/2021, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) tiếp tục tổ chức tọa đàm trực tuyến “Kiểm soát tốt bệnh nền để phòng ngừa đột quỵ”, phát sóng vào lúc 14h30 ngày 19/01/2022 trên kênh Fanpage và Youtube HCDC. Chương trình với sự tham gia của các khách mời là chuyên gia đầu ngành, hứa hẹn sẽ đem đến những thông tin bổ ích trong việc kiểm soát tốt bệnh nền để phòng ngừa đột quỵ. Hãy cùng lưu lại thông tin và đón xem chương trình nhé!
Thủy Tiên, Minh Hà - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh
Nguồn:
[2] https://www.cdc.gov/chronicdisease/resources/publications/factsheets/heart-disease-stroke.htm