Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Điểm tin nhanh ngày 17/09/2022


Ngoài những cơn đau đầu lành tính, còn có những cơn đau báo hiệu bệnh lý nguy hiểm tính mạng như đột quỵ, xuất huyết não.

Dấu hiệu gặp nhiều nhất trong những tuần trước khi xảy ra cơn đau tim là mệt mỏi và giấc ngủ bị xáo trộn. Nhiều bệnh viện lớn tại Hà Nội và TPHCM rơi vào tình trạng quá tải do người bệnh từ nhiều địa phương đổ lên tuyến trên. Dị ứng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất làm khởi phát cơn hen cấp tính...

 

Đây là những thông tin chính của bản tin nhanh sáng ngày 17/09/2022

 

THẾ GIỚI

1.Trung Quốc đại lục ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc bệnh đậu mùa khỉ

Ngày 16/9, Trung Quốc đại lục đã ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc bệnh đậu mùa khỉ. Bệnh nhân là một người nhập cảnh, bệnh nhân đã biểu hiện các vết phát ban trên da trong quá trình cách ly để kiểm dịch COVID-19. Hiện tại, theo chính sách phòng dịch COVID-19 của Trung Quốc đại lục, những người nhập cảnh thường phải trải qua quá trình cách ly từ 1-2 tuần, do đó trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ nêu trên "không có dấu vết lây lan trong xã hội và nguy cơ lây truyền thấp".    

Nguồn: vtv.vn

 

2.WHO kêu gọi các quốc gia hành động để giảm tác hại từ thuốc

Thuốc là công cụ mạnh mẽ để bảo vệ sức khỏe. Nhưng những loại thuốc được kê sai, uống không đúng cách hoặc kém chất lượng có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng. Nhóm nguy cơ cao nhất đối với tác hại liên quan đến thuốc là thuốc kháng sinh, nhưng các loại thuốc như thuốc an thần, thuốc chống viêm, thuốc tim và huyết áp cũng tiềm ẩn những rủi ro đáng kể. WHO đang kêu gọi các bên liên quan tiếp tục nỗ lực giảm thiểu tác hại liên quan đến thuốc, phát triển các chiến lược và cấu trúc để cải thiện an toàn thuốc.

Nguồn: who.int

 

3.95% ca đau tim có dấu hiệu báo trước cả tháng, đó là dấu hiệu nào?

Trường Y Harvard (Mỹ) đã tổng kết 12 dấu hiệu hàng đầu ở phụ nữ trong 1 tháng trước khi xảy ra cơn đau tim: Mệt mỏi bất thường: 71%; Rối loạn giấc ngủ: 48%; Khó thở: 42%; Khó tiêu: 39%; Lo lắng: 36%; Tim đập nhanh: 27%; Cánh tay yếu hoặc nặng: 25%; Kém minh mẫn hoặc suy giảm trí nhớ: 24%; Nhìn kém: 23%; Chán ăn: 22%; Tay hoặc cánh tay ngứa ran: 22%; Khó thở vào ban đêm: 19%.

Nguồn: thanhnien.vn

 

VIỆT NAM

1.Áp lực bệnh viện quá tải

Lý giải về nguyên nhân người bệnh tăng đột biến dẫn tới quá tải, lãnh đạo một số BV cho biết, khi dịch bệnh được kiểm soát tốt, mọi người đổ dồn đi khám bệnh. Cùng với đó, do nhiều cơ sở y tế chưa giải quyết tốt vướng mắc về chuyên môn, trang thiết bị, nhân lực nên bệnh nhân vượt tuyến. Đáng lo, số lượng và chất lượng dịch vụ tại cơ sở y tế tuyến dưới còn hạn chế, danh mục thuốc còn ít. Trạm y tế xã, phường chỉ thực hiện được 50-70% dịch vụ kỹ thuật, khoảng 40% danh mục thuốc theo phân tuyến. Để giải quyết tình trạng quá tải ở BV tuyến trung ương, nhiều ý kiến  cho rằng, phải nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của tuyến dưới. Đồng thời, ứng dụng công nghệ thông tin từ quản lý BV, bệnh án điện tử tới chẩn đoán, xét nghiệm, khám chữa bệnh từ xa.

Nguồn: sggp.org.vn

 

2.Đau đầu ai cũng gặp, nhưng khi nào cảnh báo nguy hiểm?

80% trong số chúng ta có các cơn đau đầu trong cuộc đời. Ngoài những cơn đau đầu lành tính, còn có những cơn đau báo hiệu bệnh lý nguy hiểm tính mạng như đột quỵ, xuất huyết não. Những cơn đau đầu lành tính thường có tính chất ổn định, nghĩa là người bệnh từng gặp những cơn đau tương tự, đau vừa phải, trong khoảng thời gian và vị trí nhất định. Tuy nhiên, nếu tính chất cơn đau thay đổi như: Đau đột ngột, mạnh dữ dội chưa từng gặp, đau tăng dần; có thể kèm theo yếu liệt tay chân, méo miệng; đau đầu kèm sốt, cứng cổ; huyết áp tăng, nhịp tim chậm cần coi chừng.

Nguồn: vietnamnet.vn

3.Ăn tôm, cua có gây hen suyễn?

Dị ứng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất làm khởi phát cơn hen cấp tính. Do đó, người mắc bệnh hen thường được khuyên hạn chế tối đa tiếp xúc với các tác nhân dị ứng, trong đó có thực phẩm như tôm, cua, hải sản đông lạnh nói chung. Bệnh nhân hen có cơ địa dị ứng với hải sản thì khi ăn hải sản dù là tươi hay đông lạnh cũng có thể có cơn hen, vì thế nên kiêng triệt để.

Nguồn: vnexpress.net

 

4.Nguy cơ khi tự ý kết hợp thảo dược với thuốc kê đơn

Ngày nay, nhu cầu sử dụng thuốc từ dược liệu để điều trị bệnh đang ngày càng tăng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp đang sử dụng thuốc kê đơn nhưng vẫn kết hợp với dược liệu mà không tham khảo ý kiến bác sĩ đã xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Các bất lợi xảy ra khi kết hợp thảo dược với thuốc kê đơn: Tăng hoặc giảm quá trình chuyển hóa thuốc kê đơn; Làm thay đổi nhu động ruột; Giảm tác dụng của thuốc kê đơn; Làm tăng độc tính hoặc tác dụng phụ của thuốc kê đơn

Để tránh tương tác bất lợi giữa thuốc – dược liệu... người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng kết hợp thuốc thảo dược và thuốc kê đơn.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

 

 

 

Thu Loan, Thủy Tiên - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (tổng hợp)


Câu hỏi liên quan