Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại TP.HCM


Sáng ngày 30/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và các dự án đối tác (SHIFT, PATH, LIFE, SFA) đã có buổi trao đổi về kế hoạch hợp tác giữa các bên trong công tác phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn Thành phố.

HCDC và USAID cùng nhau trao đổi về các hoạt động về phòng chống HIV/AIDS đang thực hiện tại TP. HCM.

Tính đến quý 2/2020, TP.HCM có hơn 40.000 bệnh nhân đang điều trị tại các phòng khám ngoại trú (OPC). Qua giám sát, sự lây truyền HIV đang có xu hướng tập trung qua đường tình dục. Trong thời gian này, những công tác truyền thông được đẩy mạnh trên các nhóm đối tượng khác nhau, dưới nhiều hình thức khác nhau thông qua phối hợp mạng lưới các ban ngành đoàn thể; Tăng cường các hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; Thiết kế, sản xuất các tài liệu truyền thông; Tổ chức các sự kiện mang tính cộng đồng (Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS); Triển khai kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 10/CT-BYT ngày 26/12/2017 của Bộ Y tế về việc tăng cường hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV trong các cơ sở y tế...

Trên địa bàn Thành phố, mạng lưới tư vấn xét nghiệm hiện có 24 cơ sở triển khai tư vấn xét nghiệm tự nguyện (VCT), 120 cơ sở triển khai xét nghiệm do cán bộ y tế để xuất (PITC), 20 đơn vị triển khai hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng (CHTC) và có 33 cơ sở xét nghiệm khẳng định HIV. Trong năm 2019 thực hiện gần 600.000 xét nghiệm, trong đó số ca dương tính xác định là 7.584 ca, kết nối thành công vào chăm sóc điều trị 5.100 ca, đạt tỉ lệ trên 85%. Trong tương lai, với mong muốn tỉ lệ kết nối đạt 100% cần có các nguồn lực khác cùng chung tay hỗ trợ xét nghiệm, phát hiện, điều trị những ca nhiễm mới.

Kết quả thực hiện mục tiêu 90-90-90 của TP. Hồ Chí Minh đến cuối 2019 lần lượt đạt 83% - 84% - 97%. Trong đó mục tiêu 90 thứ nhất là tăng tỷ lệ tiếp cận; chuyển gửi nhóm có hành vi nguy cơ cao đến dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV, ARV; Duy trì và mở rộng hệ thống tư vấn xét nghiệm HIV. Mục tiêu 90 thứ 2 và thứ 3 bao gồm việc đảm bảo điều trị ARV liên tục và bền vững, đẩy nhanh việc điều trị qua BHYT; gia tăng số lượng bệnh nhân điều trị ARV; tăng cường chất lượng dịch vụ, duy trì điều trị và đạt tỷ lệ ức chế virus cao; liên kết chuyển gửi vùng để đảm bảo bệnh nhân được điều trị liên tục.

Các hoạt động về phòng chống HIV/AIDS cũng còn gặp nhiều khó khăn về: Nguồn lực tài chính, con người, tìm kiếm ca, đặc biệt các nhóm khó tiếp cận...; Đảm bảo tính liên tục cung ứng thuốc, kế hoạch duy trì tuân thủ điều trị; Huy động nguồn lực cho các phương pháp tiếp cận sáng tạo để cung cấp dịch vụ và can thiệp phòng ngừa hiệu quả để giảm ca nhiễm mới (Tiếp cận online qua app, truyền thông tăng cường PrEP)…

Yến Thư- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố


Câu hỏi liên quan