Quản Cáo  Topbanner

Warning: Invalid argument supplied for foreach() in /home2/hcdcvna2/public_html/lib/redDirectory.php on line 98

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Nhân viên y tế đang đối diện vấn đề sức khỏe tâm thần nào?


Nhân viên y tế, những lực lượng thiết yếu trong công cuộc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng đã và đang đối mặt hàng ngày với những áp lực, rủi ro, căng thẳng, thách thức trong công việc. Tổ chức y tế thế giới cho biết có ít nhất 1/4 số nhân viên y tế có các triệu chứng như: lo âu, trầm cảm và kiệt sức.

Có lẽ hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử gần đây, đại dịch COVID-19 đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của nhân viên y tế trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, trong ba năm qua, chúng ta thấy rõ rằng: Với tư cách là các nhà hoạch định chính sách, người sử dụng lao động và cuối cùng là xã hội đã phần lớn không thực hiện được nghĩa vụ chăm sóc những người lao động thiết yếu này, đặc biệt là liên quan đến sức khỏe tâm thần của họ. Ngay cả trước khi xảy ra đại dịch, điều kiện làm việc đầy thử thách, những tình huống khó xử về mặt đạo đức và môi trường làm việc căng thẳng là những yếu tố làm tăng khả năng mắc các tình trạng sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế. Thời gian qua cũng là thời điểm bộc lộ những lỗ hổng trong hầu hết các hệ thống y tế trong việc đánh giá, quản lý và bảo vệ sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế.1

Theo Tổ chức y tế thế giới, mức độ làm việc với cường độ cao dễ dẫn đến những căng thẳng, kiệt sức, ảnh hưởng đến lực lượng lao động y tế. Đây là tình trạng hiện tại của các hệ thống y tế. Hiện nay, hệ thống y tế đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân viên, lương thấp, điều kiện làm việc không đầy đủ và không an toàn, môi trường làm việc căng thẳng và thiếu các biện pháp bảo vệ cần thiết tại nơi làm việc. Theo báo cáo, có ít nhất 1/4 số nhân viên y tế có các triệu chứng như: lo lắng, trầm cảm và kiệt sức trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 4 năm 2022, và không có sự giảm đáng kể nào được ghi nhận kể từ năm 2022.2

Với đặc thù nghề nghiệp, nhân viên y tế thường phải đối mặt với áp lực công việc, dẫn đến kiệt quệ về thể chất và tinh thần. Theo một khảo sát được thực hiện tại Bệnh viện Hùng Vương vào cuối năm 2021 trên 466 nhân viên y tế thì gần 1/4 nhân viên có biểu hiện trầm cảm; và gần 1/2 có biểu hiện lo âu.

Sức khỏe tâm thần không chỉ là trạng thái không có rối loạn tâm thần, mà còn bao gồm khả năng suy nghĩ, học tập và hiểu được cảm xúc và phản ứng của người khác. Sức khỏe tâm thần là một trạng thái cân bằng, cả bên trong cơ thể và với môi trường bên ngoài. Các yếu tố thể chất, tâm lý, xã hội, văn hóa, tinh thần và các yếu tố liên quan khác đều tham gia vào việc tạo ra sự cân bằng này.3 Những chính sách, giải pháp nhằm nâng cao sức khỏe tâm thần cho nhân viên y tế là vấn đề cấp thiết, giúp bảo vệ sức khỏe của  các nhân viên y tế - những người chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.

[1] https://www.who.int/publications/m/item/wish_report

[2] https://www.who.int/news/item/25-04-2024-202404_protecthw_mentalhealth

[3] https://www.who.int/vietnam/vi/health-topics/mental-health


Câu hỏi liên quan