Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): quy luật của cuộc chơi là đoàn kết cùng nhau.


Đây là một cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu. Nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng phía trước sẽ là phép thử của khả năng giải quyết, lòng tin vào khoa học và lòng tin vào đoàn kết. Những khủng hoảng như thế sẽ cho thấy cái tốt nhất và xấu nhất của lòng nhân ái. Chúng ta đang sống cùng nhau. Và chúng ta chỉ có thể thành công khi ở cùng nhau. Vì vậy quy luật của cuộc chơi là: đoàn kết cùng nhau.

Ảnh: Quy luật cuộc chơi là đoàn kết cùng nhau (nguồn internet)

Tăng nhanh các biện pháp tạo khoảng cách trong xã hội nhưng chưa đủ để dập tắt đại dịch

Trong tuần lễ vừa qua, chúng ta đã thấy sự tăng nhanh các ca bệnh COVID-19. Nhiều ca bệnh và tử vong được báo cáo trong vùng lãnh thổ còn lại của thế giới hơn ở Trung Quốc.

Chúng ta cũng thấy sự tăng nhanh các biện pháp tạo khoảng cách trong giao tiếp xã hội, như đóng cửa trường học và huỷ các sự kiện thể thao hay tụ tập đông người. Những chúng ta chưa thấy một sự tăng nhanh khẩn cấp trong làm xét nghiệm, cách ly và theo dấu ca tiếp xúc những biện pháp là xương sống của đáp ứng.

Tạo khoảng cách trong giao tiếp xã hội có thể giúp giảm lây truyền và giúp cho hệ thống y tế có thể đương đầu với bệnh. Rửa tay và ho vào khuỷu tay có thể làm giảm nguy cơ cho bạn và những người khác. Nhưng những biện pháp này không đủ để dập tắt đại dịch. Chúng ta cần kết hợp các biện pháp để tạo ra sự khác biệt.

Ảnh: Khung cảnh vắng lặng ở Tây  Ban Nha (nguồn internet)

Phá vỡ các chuỗi lây truyền bệnh bằng làm xét nghiệm và cách ly

Như tôi vẫn nói, tất cả các quốc gia phải áp dụng cách tiếp cận toàn diện. Nhưng cách hiệu quả nhất để phòng tránh bệnh và cứu nhiều sinh mạng là phá vỡ các chuỗi lây truyền bệnh. Và để làm điều đó, bạn phải làm xét nghiệm và cách ly. Bạn không thể dập một đám cháy với đôi mắt bị bịt lại. Và chúng ta không thể dừng đại dịch lại nếu chúng ta không biết ai bị nhiễm bệnh. Chúng tôi có một thông điệp đơn giản cho tất cả các quốc gia: làm xét nghiệm tất cả các ca nghi ngờ bệnh.

Nếu ca nghi ngờ bệnh dương tính, cách ly các ca này và đi tìm xem ai đã tiếp xúc gần với những người này trong 2 ngày qua trước khi họ có triệu chứng và tiếp tục xét nghiệm những người này. WHO khuyến cáo xét nghiệm cho những người tiếp xúc với những ca bệnh chỉ nếu họ có triệu chứng COVID-19.

Ảnh: Làm xét nghiệm (nguồn internet)

Cách ly tất cả ca bệnh

WHO khuyên tất cả ca bệnh đã được khẳng định, ngay cả những ca nhẹ, nên được cách ly để phòng chống lây nhiễm và cung cấp chăm sóc phù hợp. Nhiều quốc gia đã vượt quá khả năng chăm sóc những ca bệnh nhẹ trong các cơ sở y tế dành riêng cho họ. Trong tình hình đó, các quốc gia nên ưu tiên cho bệnh nhân lớn tuổi và bệnh nhân với bệnh nền.

Một vài quốc gia đã mở rộng khả năng của họ bằng cách dùng những sân vận động và phòng tập thể dục để chăm sóc cho những ca bệnh nhẹ, với những ca nặng thì được chăm sóc trong bệnh viện. Một lựa chọn nữa cho người bệnh nhẹ là cách ly và chăm sóc tại nhà.

Lưu ý cho người chăm sóc các ca bệnh nhẹ tại nhà

Chăm sóc những ca bệnh ở nhà có thể gây nguy cơ cho những người sống cùng hộ gia đình, vì vậy phải hết sức chú ý bảo đảm những người chăm sóc tuân theo hướng dẫn của WHO để biết cách chăm sóc càng an toàn càng tốt.

Ví dụ, cả bệnh nhân và người chăm sóc nên đeo khẩu trang y tế khi họ ở chung trong một phòng. Bệnh nhân nên ngủ trong phòng tách biệt với những người khác.  Phân công một người chăm sóc cho bệnh nhân, lý tưởng là người có sức khoẻ tốt và không có bệnh nền. Người chăm sóc nên rửa tay sau mỗi lần tiếp xúc với bệnh nhân hoặc môi trường tiếp xúc tức thì.

Người nhiễm COVID-19 vẫn có thể lây bệnh cho người khác sau khi họ thấy hết bệnh vì vậy các biện pháp này vẫn nên thực hiện ít nhất 2 tuần sau khi hết các triệu chứng. Không nên cho khách đến thăm cho đến khi hết thời gian này.

COVID-19 - một bệnh nghiêm trọng

Đây là một bệnh nghiêm trọng mặc dù bằng chứng cho thấy những người hơn 60 tuổi có nguy cơ cao nhất, những người trẻ trong đó có trẻ em đã tử vong. WHO đã ban hành hướng dẫn lâm sàng mới, với các chi tiết cụ thể về việc làm thế nào để chăm sóc cho trẻ em, người già và phụ nữ có thai.

Cho đến nay, chúng ta đã thấy dịch bệnh ở các quốc gia với hệ thống y tế tiên tiến. Nhưng ngay cả những quốc gia này cũng vận lộn để đương đầu với dịch. Khi COVID-19 di chuyển tới các nước có thu nhập thấp, chúng ta hết sức lo lắng về ảnh hưởng mà nó có thể gây cho những nhóm dân số với tỷ lệ mắc HIV cao hoặc ở trẻ em suy dinh dưỡng. Đó là tại sao chúng tôi kêu gọi mọi quốc gia và mọi người để làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn sự lây nhiễm.

Hành động vì sự đoàn kết

Rửa tay sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nhưng nó cũng là một hành động của sự đoàn kết vì nó làm giảm nguy cơ nhiễm trùng từ bạn đến những người khác trong cộng đồng và khắp thế giới. Hãy làm điều đó cho bạn, làm điều đó cho những người khác.

Chúng tôi cũng kêu gọi thể hiện sự đoàn kết bằng cách không đầu cơ tích trữ những vật dụng thiết yếu trong đó có thuốc. Đầu cơ tích trữ có thể tạo nên sự thiếu hụt của thuốc và các sản phẩm thiết yếu khác, gây trầm trọng sự chịu đựng của mọi người.

Đây là một cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu. Nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng phía trước sẽ là phép thử của khả năng giải quyết, lòng tin vào khoa học và lòng tin vào đoàn kết. Những khủng hoảng như thế sẽ cho thấy cái tốt nhất và xấu nhất của lòng nhân ái.

Tinh thần đoàn kết đáng kinh ngạc của con người phải trở nên lây nhiễm hơn cả con vi rút. Mặc dù chúng ta có thể ở xa nhau về thực thể trong khoảng thời gian này, chúng ta có thể đến với nhau bằng nhiều cách hơn bao giờ hết.

Chúng ta đang sống cùng nhau. Và chúng ta chỉ có thể thành công khi ở cùng nhau. Vì vậy quy luật của cuộc chơi là: đoàn kết cùng nhau.

Ảnh minh họa (nguồn internet)

Nguồn: Phát biểu khai mạc ở cuộc họp báo truyền thông về COVID-19 vào ngày 16/3/2020. https://www.who.int/dg/speeches/detail/who-director-general-s-opening-remarks-at-the-media-briefing-on-covid-19---16-march-2020

Bác sĩ Nguyễn Quốc Chinh – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (lược dịch)


Câu hỏi liên quan