Quản Cáo  Topbanner

Warning: Invalid argument supplied for foreach() in /home2/hcdcvna2/public_html/lib/redDirectory.php on line 98

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

CDC các tỉnh tham quan mô hình cung cấp dịch vụ PrEP tại TP.HCM


Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) là một trong những can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV hiệu quả hiện nay. Theo báo cáo cho thấy, kiểm soát dịch HIV tại TP.HCM hiện đã đạt được thành tựu đáng kể so với tiến độ chung của quốc gia. Riêng về việc triển khai điều trị PrEP, tính đến hiện tại đã có 39 cơ sở y tế triển khai với hơn 16.000 khách hàng đang sử dụng PrEP tại TP.HCM.

 

 

Sáng ngày 6/9/2024, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC) đã có buổi họp với đoàn công tác từ một số tỉnh thành trong việc tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình cung cấp dịch vụ PrEP tại TP Hồ Chí Minh. Đoàn công tác với sự tham gia của đại diện, lãnh đạo Sở y tế, CDC các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Quảng Nam, Hà Tĩnh. Đón tiếp đoàn có BS.CK2. Nguyễn Hồng Tâm, giám đốc HCDC cùng các lãnh đạo khoa phòng chuyên môn của HCDC.  

 

Tại cuộc họp, Bác sĩ Văn Hùng, trưởng khoa Phòng chống HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm mạn tính, HCDC cho biết: Kiểm soát dịch HIV tại thành phố Hồ Chí Minh đã có những thành tựu đáng kể so với tiến độ chung của quốc gia. Cụ thể, tính đến thời điểm hiện tại, so với mục tiêu của chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 với 3 mục tiêu 95-95-95 thì TP.HCM có 93% người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình, 92% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV và 98% người điều trị bằng thuốc ARV đạt tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế.

 

Riêng với hoạt động điều trị PrEP, tại TP.HCM hiện có 39 cơ sở y tế triển khai thực hiện, bao gồm: 23 TTYT, 2 bệnh viện, 14 phòng khám tư. Tính đến 31/8/2024, thành phố có 16.262 KH đang sử dụng PrEP, Tỷ lệ người sử dụng PrEP tiếp tục uống PrEP từ 3 tháng trở lên đạt >70%

 

Ngoài ra, để tăng cường độ bao phủ, tìm kiếm khách hàng nguy cơ để giới thiệu đến dịch vụ PrEP thì TP. HCM cũng đã triển khai thí điểm các mô hình cung cấp PrEP mới như: mô hình PrEP detailing, mô hình PrEP từ xa. Bên cạnh đó, là việc cung cấp gói dịch vụ PrEP với nhiều tiện ích, tuân theo hướng dẫn Quốc gia như: tư vấn xét nghiệm HIV; cung cấp vật dụng can thiệp, điều trị dự phòng bằng ARV; sàng lọc viêm gan B, C; sàng lọc và điều trị các nhiễm trùng qua đường tình dục (STIs); hỗ trợ tuân thủ và duy trì điều trị. Tất cả các hoạt động triển khai hướng đến một mô hình dịch vụ chăm sóc sức khoẻ toàn diện, thân thiện, lấy khách hàng làm trung tâm.

 

BS.CK2. Nguyễn Hồng Tâm, giám đốc HCDC cũng đã bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, các tỉnh thành tiếp tục có những hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm không chỉ riêng hoạt động triển khai điều trị PrEP mà còn nhiều hoạt động khác trong công tác phòng chống HIV/AIDS.

 

Cũng trong ngày làm việc, đoàn công tác đã đến tham quan nhà thuốc, phòng khám và phòng xét nghiệm của phòng khám Alo Care và Glink để tìm hiểu thực tế hoạt động thực hiện dịch vụ PrEP tại TP.HCM. Từ đó, có cái nhìn cụ thể hơn về quy trình, đội ngũ nhân sự, cách thức hoạt động trong việc tư vấn, quản lý, điều trị khách hàng PrEP.

 

 

 

Một số hình ảnh trong chuyến tham quan của các tỉnh tại TP.Hồ Chí Minh:

Ảnh: BS.CK2. Nguyễn Hồng Tâm, giám đốc HCDC đại diện đón tiếp đoàn tham quan.

Ảnh: Đoàn tham quan tại phòng khám Glink, TP.HCM

Ảnh: Giới thiệu về tủ thuốc tại phòng khám Alo Care.

 

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh.

 


Câu hỏi liên quan