Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Điểm tin nhanh ngày 16/12/2022


Tại Việt Nam, xu hướng tử vong do bệnh tim mạch ngày càng tăng. Năm 2023, dự báo dịch bệnh truyền nhiễm và các loại dịch bệnh mới nổi vẫn còn là thách thức lớn đối với ngành y tế. Gia đình và nhà trường cần kết hợp để ngăn chặn trẻ sử dụng thuốc lá điện tử. Số ca nhiễm virus hợp bào hô hấp gây viêm phổi ở Đức tăng mạnh, khiến nhiều bệnh viện bị thiếu giường bệnh.

Đây là những thông tin chính của bản tin nhanh sáng ngày 16/12/2022

THẾ GIỚI

1. Các bệnh viện tại Đức quá tải bệnh nhi mắc bệnh hô hấp

Các bệnh viện tại Đức đang trong tình trạng quá tải do số lượng bệnh nhi mắc các bệnh hô hấp tăng nhanh

Theo thống kê của Viện Robert Koch, trong tuần trước, 9,5 triệu người Đức ở mọi lứa tuổi đã được xác nhận mắc các bệnh về đường hô hấp, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2021 và thời kỳ đỉnh dịch cúm trong hai năm 2017 - 2018.

Nguồn: vtv.vn

2. Các bác sĩ tại Anh cảnh báo về “cuộc khủng hoảng ung thư lớn nhất”

Anh đang ở trong cuộc khủng hoảng chăm sóc sức khỏe lớn khi việc trì hoãn điều trị ung thư kéo dài hàng tháng ngày càng trở nên phổ biến, dẫn đến tỷ lệ tử vong cao hơn.

Bác sĩ chuyên khoa ung thư và người sáng lập chiến dịch CatchUpWithCancer, Giáo sư Pat Price, đã mô tả tình hình hiện tại là "thời điểm bước ngoặt đối với các dịch vụ ung thư của Vương quốc Anh - cuộc khủng hoảng ung thư lớn nhất từ trước đến nay". Ông cũng cảnh báo rằng nước Anh "không thể chấp nhận việc bình thường hóa thời gian chờ đợi điều trị ung thư ở mức kỷ lục".

Nguồn: vtv.vn

3.  Có thêm kết luận về nguồn gốc Covid-19

Ông Ghebreyesus cho rằng thế giới cần làm rõ đại dịch Covid-19 đã bắt đầu như thế nào và tiếp tục kêu gọi Trung Quốc chia sẻ dữ liệu, tiến hành các cuộc nghiên cứu như WHO yêu cầu nhằm hiểu hơn về nguồn gốc của vi rút này. Mặt khác, ông hy vọng Covid-19 sẽ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế công cộng vào năm 2023.

Nguồn: thanhnien.vn

4. WHO công bố những thay đổi mang tính bước ngoặt trong điều trị bệnh lao kháng thuốc

Các hướng dẫn cập nhật và sổ tay hỗ trợ vận hành được thiết kế để sử dụng cho các chương trình chống lao quốc gia, hoặc các cơ quan tương đương của Bộ Y tế, các nhà hoạch định chính sách và các tổ chức kỹ thuật làm việc về lao và các bệnh truyền nhiễm trong khu vực công và tư nhân và trong cộng đồng. Các tài liệu này nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu chính sách của WHO trong lĩnh vực này và do đó cải thiện chất lượng tổng thể của các dịch vụ lao.

Nguồn: who.int

VIỆT NAM

1. Sáng 16/12: Việt Nam đã tiêm hơn 265 triệu liều vaccine COVID-19; những tỉnh, thành nào đang tiêm thấp?

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy số ca mắc mới COVID-19 và bệnh nhân nặng đang tăng nhẹ; Việt Nam đã tiêm hơn 265 triệu liều vaccine COVID-19 nhưng nhiều địa phương vẫn tiêm mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên và tiêm cho trẻ em thấp hơn mức bình quân của cả nước.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

2. TP.HCM dự báo dịch bệnh truyền nhiễm, bệnh mới nổi là thách thức năm 2023

Ngành y tế TP.HCM dự báo tình hình dịch bệnh truyền nhiễm và các loại dịch bệnh mới nổi vẫn còn là thách thức lớn đối với ngành y tế trong năm 2023. Điều này đòi hỏi cả TP không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác.

Nguồn: tuoitre.vn

3. Hiểm họa ma túy ‘núp bóng’ thuốc lá điện tử

Thời gian gần đây, các bệnh viện trên cả nước ghi nhận nhiều trường hợp trẻ ngộ độc thuốc lá điện tử. Điển hình là bé trai 5 tuổi uống nhầm tinh dầu dùng để hút thuốc lá điện tử được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Nguồn: vietnamnet.vn

4. Tử vong do bệnh tim mạch ngày càng gia tăng ở Việt Nam

Tại Việt Nam, xu hướng tử vong do bệnh tim mạch ngày càng tăng, trong đó tử vong do bệnh mạch máu não chiếm tỷ lệ cao nhất. Các yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch và xơ vữa động mạch bao gồm: hút thuốc, thừa cân béo phì, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, đái tháo đường...

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Đình Lễ, Thùy Uyên - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (tổng hợp) 


Câu hỏi liên quan