Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Xôn xao clip “Chị Thơ Nguyễn” dạy nuôi búp bê cầu học giỏi, chuyên gia tâm lý nói gì?


Suckhoedoisong.vn - Mới đây Youtuber Thơ Nguyễn còn gọi là "Chị Thơ Nguyễn"- một kênh youtube có gần 9 triệu người theo dõi trong đó chủ yếu là trẻ em có đăng tải lên tiktok đoạn clip xin vía học giỏi cho các em nhỏ.. Clip gây xôn xao cha mẹ.

Hình ảnh đầu tiên của clip là Thơ Nguyễn ôm 1 con búp bê với tên gọi Cư Ma Mập, tự xưng mình là "mẹ" và gọi búp bê là "con.  Đầu tiên thì dẫn dắt vào việc xin vía học giỏi cho các bạn nhỏ, Thơ Nguyễn bắt đầu cầm một sợi dây chuyền đung đưa trước mặt búp bê và nói: "Mập ơi, bây giờ con nghe lời mẹ này, mai các anh chị đi học rồi, giờ con cầu cho các anh chị học giỏi nha. Nếu mà con cầu được thì con lắc ngang, không cầu được lắc dọc, nói chung là cứ lắc tứ tung đi. Lắc đi, lắc cái đầu là mẹ cho ăn đòn tét mông ngay".

Sau đó, Thơ Nguyễn còn nói: “Trước khi cầu điều gì thì phải cho búp bê ăn uống đã. Bạn ấy rất thích uống nước ngọt Coca Cola. Chị thấy rất nhiều bạn Pumanthong uống nước ngọt bằng ống hút nhưng Mập nhà chị không cần". Rồi Thơ bật lon coca sủi bọt lên và cho rằng Cư Ma Mập uống tham như vậy thì các bạn sẽ học giỏi lắm đó...

Cuối đoạn Clip Thơ Nguyễn có nói là các em bé muốn học giỏi thì cần phải chăm chỉ học tập. Thơ Nguyễn làm clip này là muốn lên án hành vi mê tín của những bạn tin vào búp bê Kumathon xin vía này vía nọ... Tuy nhiên, nhiều phụ huynh cho rằng với những nội dung ở đoạn đầu clip sẽ làm lệch lạc suy nghĩ, méo mó hành động của trẻ nhỏ.

Clip xin vía học giỏi cho các em nhỏ từ búp bê giống kumanthong lên kênh Tiktok của mình.

Trao đổi với phóng viên Sức khoẻ & Đời sống, TS. Vũ Thu Hương chuyên gia và tâm lý kỹ năng sống, nguyên Giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư Phạm Hà Nội cho rằng, hiện nay môi trường trên mạng đang chưa có “bộ lọc” cho trẻ em. Không có mức giới hạn lứa tuổi xem. Trong khi trẻ em lại được cha mẹ cho tiếp xúc với mạng internet từ rất sớm. Vì thế, Ts Hương cho rằng có những nội dung, chương trình trên mạng phải có “vùng cấm quy định rõ ràng lứa tuổi nào thì xem những nội dung nào. Có chương trình phải tối thiểu dành cho trẻ từ 12-13 tuổi. Bởi, ở lứa tuổi này các con mới có thể nhận thức để loại trừ 1 số sản phẩm không phù hợp với mình. Nhưng với các cháu tuổi mầm non, tiểu học thì khi xem có thể rất dễ làm theo.

Thực tế, đã có nhiều bài học vì xem và làm theo trên mạng ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của trẻ như trường hợp thắt cổ tự tử, cắt cổ tay tự tử theo phong trào Momo một thời, hay làm theo hướng dẫn trên tik tok thắt cổ tự tử mà không chết có trẻ đã làm theo và đã phải trả giá cả mạng sống. 

TS. Hương cũng cho rằng, trẻ nhỏ học bằng cách bắt chước. Nên việc làm các sản phẩm trẻ em, chúng ta phải luôn cẩn trọng. Cách so sánh rút ra bài học thường chỉ phù hợp với người lớn, không phù hợp với trẻ nhỏ.

Vì vậy, theo Ts. Hương khi chưa có quy định rõ ràng về "bộ lọc" thông tin cho trẻ khi xem trên mạng thì cha mẹ cần phải quan tâm hơn đến con, kiểm soát con và có quy định cho con xem những kênh thông tin nào để ngăn cản trẻ tiếp xúc với các nhân vật có thể gây hại đến trẻ.

 

H.Nguyên

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/xon-xao-clip-chi-tho-nguyen-day-nuoi-bup-be-cau-hoc-gioi-chuyen-gia-tam-ly-noi-gi-n187925.html


Câu hỏi liên quan