Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Điểm tin nhanh ngày 10/07/2022


Nhóm máu O, hay dùng nước hoa, mặc đồ tối màu… là các lý do khiến bạn dễ bị muỗi cắn hơn người khác.

Việc sản xuất và buôn bán ma túy vẫn diễn ra trên quy mô lớn tại khu vực Đông Nam Á. Tiêu chảy kéo dài có thể khiến cơ thể bị mất nước, thai phụ bị tiêu chảy kéo dài hơn 2 hoặc 3 ngày hãy đi khám ngay. Phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường tuyp một, hai khi mang thai phải tiêm insulin để kiểm soát đường huyết...

 

Đây là những thông tin chính của bản tin nhanh sáng ngày 10/07/2022

 

THẾ GIỚI

1.Lý do một số người bị muỗi cắn nhiều hơn

Tiến sĩ Ross Perry, Giám đốc y tế của phòng khám da Cosmedics (Anh), thông tin, khoảng 20% dân số dễ bị côn trùng cắn hơn và điều này phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm: Nhóm máu (có một loại muỗi thích tấn công người có nhóm máu O hơn và một loại muỗi khác lại bị nhóm máu AB thu hút); Quần áo (côn trùng có xu hướng bị màu tối thu hút nhiều); Hơi thở (muỗi đặc biệt bị khí CO2 thu hút); Mồ hôi; Thân nhiệt cao và nước hoa.

Nguồn: vietnamnet.vn

2.Trung Quốc cảnh báo mưa lũ đang vào giai đoạn cao điểm

Cảnh báo được đưa ra sau khi nhiều khu vực tại Trung Quốc hứng chịu các đợt mưa lũ lớn, nhiều nơi phải đối mặt với hiện tượng thời tiết bất thường do biến đổi khí hậu. Mùa mưa lũ năm nay đang sắp vào giai đoạn cao điểm, nhiều khu vực tại Trung Quốc hiện phải hứng chịu các đợt mưa lớn. Cao điểm mùa mưa lũ dự báo bắt đầu vào giữa tháng 7.

Nguồn: vtv.vn

 

3.Tội phạm ma túy tại Đông Nam Á tăng mạnh

Theo báo cáo mới nhất của LHQ, sản xuất và buôn bán ma túy đá đang gia tăng ở Đông Nam Á do bất ổn khu vực, đặc biệt tại Myanmar. Báo cáo cho biết, tổng lượng ma túy thu giữ được tại khu vực trong năm 2021 là khoảng 172 tấn, trong đó hơn nửa là ma túy tổng hợp. Con số này cao gấp 7 lần so với 10 năm trước. Tại Myanmar, Lào, Thái Lan và Việt Nam, các vụ bắt giữ ma túy tổng hợp cũng tăng 89%.

Nguồn: vtv.vn

4. Chủng nCoV (BA2.75) vừa xuất hiện đã khiến giới khoa học yêu cầu theo dõi khẩn

 

Các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang theo dõi biến chủng phụ mới của Omicron là BA.2.75. Đây là biến chủng còn được biết đến với cái tên “Omicron tàng hình” hay "Centaurus". Nó được chú ý sau khi gây hàng loạt ca mắc mới ở Ấn Độ, cạnh tranh với BA.5 đang càn quét toàn cầu; Tiến sĩ Soumya Swaminathan, chuyên gia của WHO, cho biết BA.2.75 đã được báo cáo ở khoảng 10 quốc gia và chưa được xếp vào những biến chủng đáng quan ngại. Theo vị chuyên gia này, khả năng lây truyền, mức độ nghiêm trọng và né tránh miễn dịch của “Omicron tàng hình” vẫn chưa được xác định

Nhà khoa học Lipi Thukral, Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp - Viện Genomics và Sinh học Tích hợp (CSIR-IGIB) ở Delhi, Ấn Độ, trả lời phỏng vấn của The Print: "Dòng phụ này có thể cần được chú ý khẩn cấp vì hầu hết đột biến nó có là duy nhất, cũng thay đổi đặc tính sinh lý khá nhiều".

Chuyên gia y tế người Israel, tiến sĩ Shay Fleishon, Phòng thí nghiệm Virus học Trung ương, thuộc Trung tâm Y tế Sheba, lưu ý sự gia tăng đột biến mới trong dòng phụ BA.2.75 "ở mức độ chưa từng thấy trong những biến chủng thế hệ thứ hai". Các biến chủng thế hệ thứ hai là "cháu" của những biến chủng đáng quan tâm. Trong trường hợp này là Omicron -> BA.2 -> BA.2.75. Dù vậy, điều này cũng không hẳn là kịch bản tệ. "BA.2.75 khó có thể thành công, và thậm chí nếu có, thế hệ thứ hai khác sẽ phát triển tốt hơn theo thời gian và đánh bại nó

Nguồn:

 

VIỆT NAM

1.Tiêu chảy khi mang thai, khi nào cần đi khám?

Tiêu chảy kéo dài có thể khiến cơ thể bị mất nước. Nếu thai phụ bị tiêu chảy kéo dài hơn 2 hoặc 3 ngày, hãy đi khám ngay lập tức tại các bệnh viện hoặc các ở các cơ sở y tế. Phụ nữ mang thai cần đến bệnh viện hay cơ sở y tế ngay lập tức nếu gặp bất kỳ triệu chứng như phân có máu hoặc mủ, tiêu chảy kéo dài hơn 48 giờ, phân lỏng trong khoảng thời gian 24 giờ, sốt từ 39°C trở lên, nôn mửa thường xuyên, đau dữ dội ở trực tràng hoặc bụng, các triệu chứng mất nước, chẳng hạn như nước tiểu sẫm màu, khát nước, khô miệng, cảm thấy lâng lâng hoặc đi tiểu ít thường xuyên.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

 

2.Tiêm insulin cho thai phụ bệnh tiểu đường phòng biến chứng

Phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường tuýp một, hai khi mang thai phải tiêm insulin, kiểm soát đường huyết để không ảnh hưởng xấu đến thai nhi, tránh biến chứng. BS.CKI Võ Trần Nguyên Duy, khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM khuyên mỗi ngày, mẹ bầu nên dành ít nhất 30 phút đi bộ, thực hiện các động tác thể dục nhẹ nhàng để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh. Kiểm soát tốt chế độ ăn uống, vận động phù hợp, tiêm insulin đúng cách sẽ giúp mẹ bầu hạn chế các rủi ro cho mẹ và bé.

Nguồn: vnexpress.net

 

3.Sỏi thận, căn bệnh dễ mắc vào mùa hè

Theo PGS.TS Đỗ Gia Tuyển, Giám đốc Trung tâm Thận – Tiết niệu & Lọc máu thuộc Bệnh viện Bạch Mai, sống và làm việc trong môi trường nóng làm nước tiểu cô đặc hơn có thể dẫn đến hình thành sỏi thận. Để hạn chế các bệnh lý về đường tiết niệu, mỗi người nên ăn nhiều trái cây và rau xanh, uống nhiều nước, tăng lượng vitamin C và các thực phẩm giàu probiotic. Không nên ăn nhiều đồ ăn nhanh, nhịn tiểu, ngồi lâu… Nên đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh, chẩn đoán bệnh sớm, mang lại hiệu quả điều trị cao.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

4. TP HCM muốn xây khu công nghiệp dược

Sở Y tế TP HCM dự định xây dựng khu công nghiệp được quy mô khoảng 300 ha, phục vụ thị trường dược phẩm nội địa, tiến tới xuất khẩu. Theo đó, thành phố hiện có 31 nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP-WHO (hướng dẫn thực hành sản xuất thuốc tốt của Tổ chức Y tế Thế giới - WHO), phân bố chủ yếu tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, chủ yếu sản xuất theo công thức từ những thuốc đã hết hạn bản quyền để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Sở Y tế TP HCM nhận định công nghiệp dược có tiềm năng trở thành mũi nhọn của kinh tế thành phố. Thành phố tập trung các trường đại học đào tạo nguồn nhân lực dược hàng đầu, lại có các khu công nghệ cao, nhà máy lớn. Bên cạnh đó, thành phố có lợi thế về thị trường đầu ra với 133 bệnh viện, hơn 1.200 doanh nghiệp buôn bán và hơn 6.500 nhà thuốc cũng như đầu mối xuất khẩu. Nhiều bệnh viện tại thành phố có quy mô lớn với nhiều chuyên khoa đầu ngành, là tuyến cuối điều trị của nhiều địa phương, tiêu thụ lượng thuốc lớn nhất cả nước, đặc biệt là thuốc chuyên khoa đặc trị.

Nguồn: vnexpress.vn

 

Thu Loan, Thủy Tiên - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (tổng hợp)


Câu hỏi liên quan