Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Điểm tin nhanh ngày 17/05/2022


Cả nước chỉ còn hơn 1,29 triệu người mắc COVID-19 đang theo dõi, giám sát; trong số đó có hơn 290 ca nặng. Đây là số ca nặng đang điều trị thấp nhất trong nhiều tháng qua.

Đối tượng tiêm chủng lần này là người từ 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi trở lên có tình trạng suy giảm miễn dịch từ vừa đến nặng; người thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 gồm cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu chống dịch, công nhân, người làm việc các khu công nghiệp.

Giới chuyên môn nhận định, các ca viêm gan cấp tính gần đây ở trẻ em có thể là hậu quả của nhiễm Covid-19, tiếp theo là nhiễm virus Adeno sau khi xuất hiện một ổ chứa virus trong đường ruột. Những người đã tiêm phòng COVID-19 và sau đó bị nhiễm biến thể Omicron có thể có kháng thể chống lại một loạt biến thể khác của virus SARS-CoV-2

Đây là những thông tin chính của bản tin nhanh sáng ngày 17/5/2022

THẾ GIỚI

1. WHO nghi ngờ viêm gan 'bí ẩn' là biến chứng hậu COVID-19

Giới chuyên môn nhận định, các ca viêm gan cấp tính gần đây ở trẻ em có thể là hậu quả của nhiễm Covid-19, tiếp theo là nhiễm virus Adeno sau khi xuất hiện một ổ chứa virus trong đường ruột.

Sau khi một người mắc Covid-19, ổ chứa virus SARS-CoV-2 có thể dẫn đến việc kích hoạt tế bào miễn dịch quá mức, gây ra Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C). Nếu có ổ virus như vậy và sau đó trẻ bị nhiễm virus Adeno sẽ dẫn đến các bất thường miễn dịch như viêm gan nặng cấp tính.

Nguồn m.baophaplua.vn

2. Theo báo cáo mới nhất của WHO: Gần một tỷ trẻ em và người lớn khuyết tật và người lớn tuổi cần công nghệ hỗ trợ bị từ chối tiếp cận

Một báo cáo mới được WHO và UNICEF công bố hôm nay cho thấy hơn 2,5 tỷ người cần một hoặc nhiều sản phẩm hỗ trợ, chẳng hạn như xe lăn, máy trợ thính hoặc các ứng dụng hỗ trợ giao tiếp và nhận thức. Tuy nhiên, gần một tỷ người trong số họ bị từ chối tiếp cận, đặc biệt là ở các nước thu nhập thấp và trung bình, nơi khả năng tiếp cận có thể chỉ bằng 3% nhu cầu đối với các sản phẩm thay đổi cuộc sống này.

WHO và UNICEF kêu gọi các chính phủ, ngành công nghiệp, các nhà tài trợ và xã hội dân sự tài trợ và ưu tiên tiếp cận các sản phẩm hỗ trợ

Nguồn who.int

3. Người nhiễm Omicron 'ít có nguy cơ nhiễm biến thể khác nếu đã tiêm vắc xin'

Những người đã tiêm phòng COVID-19 và sau đó bị nhiễm biến thể Omicron có thể có kháng thể chống lại một loạt biến thể khác của virus SARS-CoV-2, theo hai nghiên cứu từ Mỹ và Đức.

hàng triệu người đã tiêm phòng COVID-19 và sau đó nhiễm biến thể Omicron có thể sẽ không sớm bị nhiễm các biến thể khác và xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng. 

Nguồn tuoitre.vn

4.  Gia tăng đáng kể các rối loạn tâm thần do COVID-19

COVID-19 đã bước sang năm thứ ba và đại dịch này đang tiếp tục tác động nặng nề lên sức khỏe tâm thần cũng như điều kiện sống của trẻ em và thanh thiếu niên khắp thế giới. Thống kê cho thấy hơn 1,6 tỉ trẻ em phải hứng chịu những thiệt hại nhất định về giáo dục. Gián đoạn trong sinh hoạt, giáo dục, giải trí cũng như trăn trở về thu nhập gia đình và sức khỏe đang khiến nhiều thanh, thiếu niên rơi vào cảnh lo sợ, tức giận và băn khoăn về tương lai.

Nguồn vtv.vn

5. Ca tử vong gia tăng ở Triều Tiên, thêm nhiều người 'sốt'

Hôm nay 17.5, CHDCND Triều Tiên xác nhận có thêm 6 người tử vong vì “sốt”, số người có triệu chứng sốt tăng 269.510 và quân đội hiện tham gia việc phân phát thuốc men nhằm ổn định nguồn cung.

Đến chiều 16.5, số trường hợp tử vong đã tăng lên 56, với hơn 1.486.060 ca sốt và ít nhất 663.910 người đang được điều trị. Vẫn chưa có thông tin chính thức là bao nhiêu người xét nghiệm dương tính với Covid-19.

Nguồn mthanhnien.vn

VIỆT NAM

1. Sáng 17/5: Cả nước chỉ còn hơn 290 ca COVID-19 nặng; Những ai sẽ được tiêm vaccine mũi 4 ở TPHCM?

Bộ Y tế cho biết đến nay cả nước chỉ còn hơn 1,29 triệu người mắc COVID-19 đang theo dõi, giám sát; trong số đó có hơn 290 ca nặng. Đây là số ca nặng đang điều trị thấp nhất trong nhiều tháng qua. Những ai sẽ được tiêm vaccine mũi 4 ở TPHCM?

Đối tượng tiêm chủng lần này là người từ 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi trở lên có tình trạng suy giảm miễn dịch từ vừa đến nặng; người thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 gồm cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu chống dịch, công nhân, người làm việc các khu công nghiệp.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

2. Dân khổ sở vì kiến ba khoang xuất hiện

Hàng năm, cư dân chung cư tại TP.HCM không tránh được "nạn" kiến ba khoang khi mùa mưa đến. Vết thương do kiến ba khoang gây ra thường đau rát, bỏng rộp và lan rộng nếu có sự chà xát.

Cũng thời gian này, Bệnh viện Da liễu TP.HCM thường tiếp nhận những ca loét da, mụn mủ… Người bệnh dễ nhầm lẫn giữa bệnh viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang đốt và bệnh zona thần kinh. Một số người điều trị nhầm bệnh gây nên các tổn thương rộng trên da.

Nguồn: vietnamnet.vn

3. Lấn cấn thanh toán BHYT đối với dịch vụ trên máy đặt, máy mượn ở bệnh viện: Giải quyết ra sao?

Sau các công văn được cho là 'đá qua đá lại' chưa có hồi kết giữa Bộ Y tế và BHXH Việt Nam liên quan việc thanh toán BHYT đối với dịch vụ kỹ thuật trên máy mượn - máy đặt tại các bệnh viện, các bệnh viện đang lúng túng và người bệnh lo lắng.
Việc áp dụng thanh toán BHYT đối với chi phí dịch vụ kỹ thuật trên máy mượn - đặt là nhu cầu thực tế, đảm bảo hài hòa các lợi ích về ngân sách nhà nước - tài chính của bệnh viện và chăm sóc sức khỏe của người bệnh trong bối cảnh eo hẹp tài chính hiện nay.

Nguồn: tuoitre.vn

4. Thường xuyên thức khuya bạn sẽ gặp những hệ luỵ gì về sức khoẻ?

Vì một lý do nào đó nhiều người phải thức đêm muộn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây nhiều hệ lụy trực tiếp tới sức khỏe. Vậy thức khuya gây hại như thế nào và làm gì để giảm bớt tổn thương?

Giấc ngủ quan trọng đối với sức khỏe bởi buổi tối là khoảng thời gian hệ thống miễn dịch bài tiết các chất độc hại, đồng thời đó cũng là khoảng thời gian hồi phục của hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Đình Lễ, Thùy Uyên - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (tổng hợp)


Câu hỏi liên quan