Quản Cáo  Topbanner

Hoạt động ngành

Cập nhật: 00:00 - 01/10/2019 | Lần xem: 3787

Bệnh Viêm não Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh

      Trong 6 tháng đầu năm 2017, thành phố Hồ Chí Minh có 02 trường hợp bệnh nhân bị Viêm não Nhật Bản, tương đương với cùng kỳ năm 2016. Cả hai trẻ đều sống ở ngoại thành và chưa được tiêm chủng vắc xin phòng bệnh.

      Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại thành phố Hồ Chí Minh thỉnh thoảng vẫn ghi nhận ca bệnh viêm não Nhật Bản xuất hiện rải rác tại một số quận huyện, tuy nhiên số ca bệnh hàng năm không quá 5 ca.

      Bệnh Viêm não Nhật Bản là bệnh do muỗi truyền, có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vắc xin. Vắc xin viêm não Nhật Bản được chỉ định tiêm chủng cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên.
Hiện nay, vắc xin Viêm não Nhật Bản đã được đưa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng cho trẻ từ 12 tháng đến 3 tuổi. Các cơ sở tiêm chủng khác cũng thực hiện tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản.

      Bên cạnh đó, phòng tránh muỗi đốt, vệ sinh môi trường, diệt muỗi, diệt lăng quăng cũng là biện pháp hiệu quả và căn cơ để phòng các bệnh do muỗi truyền trong đó có Viêm Não Nhật Bản.


 
Bệnh VNNB đã có vắc xin phòng bệnh, thực hiện tiêm vắc xin VNNB đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêm 1 mũi vắc xin thì không có hiệu lực bảo vệ, nếu tiêm đủ 2 mũi vắc xin hiệu lực bảo vệ đạt trên 80%, tiêm đủ 3 mũi vắc xin hiệu lực bảo vệ đạt 90 - 95% trong khoảng 3 năm, do đó trẻ em cần tiêm chủng với 3 liều cơ bản sau:
- Mũi 1: lúc trẻ được 1 tuổi;
- Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần;
- Mũi 3: cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
 
CN Phạm Thị Huệ
Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm