Bài học từ việc chúng ta đã thanh toán bệnh đậu mùa
Bệnh đậu mùa đã gây đau khổ cho loài người trong ít nhất 3.000 năm và giết chết 300 triệu người chỉ trong thế kỷ 20. Sự thanh toán bệnh đậu mùa là chiến thắng y tế công cộng lớn nhất trong lịch sử. Ngày 8/5/2020 là tròn 40 năm kể từ ngày thế giới tuyến bố thanh toán bệnh đậu mùa
Bệnh đậu mùa (ảnh minh hoạ nguồn internet)
Đậu mùa – căn bệnh duy nhất bị thanh toán trên toàn cầu
40 năm trước, vào ngày 8 tháng 5 năm 1980, Hội đồng Y tế Thế giới đã chính thức tuyên bố rằng thế giới và tất cả các dân tộc của nó đã giành được tự do khỏi bệnh đậu mùa. Bệnh đậu mùa là căn bệnh đầu tiên và cho đến nay, là căn bệnh duy nhất của con người bị thanh toán trên toàn cầu.
Chiến dịch thanh toán bệnh đậu mùa đã có một công cụ quan trọng mà chúng ta chưa có cho COVID-19: vắc xin. Nhưng dù vắc xin rất quan trọng để chấm dứt bệnh đậu mùa, một mình vắc xin vẫn không đủ.
Tiêm văc xin đậu mùa cho 1 đứa trẻ năm 1970 (nguồn internet)
Yếu tố quyết định trong chiến thắng bệnh đậu mùa là sự đoàn kết toàn cầu.
Vắc xin được Edward Jenner phát triển lần đầu tiên vào năm 1796. Phải mất thêm 184 năm nữa, bệnh đậu mùa mới được thanh toán. Ở đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh, Liên Xô và Hoa Kỳ đã hợp lực để chinh phục một kẻ thù chung. Họ nhận ra rằng vi rút không tôn trọng các quốc gia hay ý thức hệ. Sự đoàn kết đó, được xây dựng trên sự thống nhất dân tộc, giờ đây cần thiết hơn bao giờ hết để đánh bại COVID-19.
Di sản của bệnh đậu mùa không chỉ là thanh toán một căn bệnh. Đó là minh chứng rằng khi thế giới hợp nhất, mọi thứ đều có thể. Nếu có một lời hứa, sẽ có một con đường. Nó đã cho chúng tôi sự tự tin để theo đuổi việc thanh toán các bệnh khác như bệnh bại liệt và giun Guinea.
Covid – 19: cơ hội xây dựng một thế giới lành mạnh, an toàn, công bằng hơn
Giống như bệnh đậu mùa, COVID-19 là một thách thức xác định đối với y tế công cộng. Giống như bệnh đậu mùa, COVID-19 là phép thử của sự đoàn kết toàn cầu. Giống như bệnh đậu mùa, COVID-19 mang đến cho chúng ta cơ hội không chỉ chống lại một căn bệnh mà còn thay đổi quỹ đạo của y tế toàn cầu và xây dựng một thế giới lành mạnh hơn, an toàn hơn, công bằng hơn cho mọi người, để đạt được bao phủ y tế toàn cầu, để đạt được ước mơ của chúng ta từ lúc WHO được thành lập vào những năm 1940: Sức khỏe cho mọi người.
Kế hoạch Chiến lược cập nhật của Tổ chức Y tế Thế giới
Kế hoạch có tính đến những bài học đã học được cho đến nay, tăng cường vai trò của WHO trong việc điều phối toàn cầu và khu vực. Nó được xây dựng trên năm mục tiêu chiến lược:
- Thứ nhất, để huy động tất cả các ngành và cộng đồng;
- Thứ hai, để kiểm soát các ca bệnh và chùm ca bệnh lẻ tẻ bằng cách nhanh chóng tìm và cách ly tất cả các ca bệnh;
- Thứ ba, để ngăn chặn lây truyền cộng đồng thông qua phòng tránh và kiểm soát lây nhiễm và giãn cách xã hội;
- Thứ tư, để giảm tỷ lệ tử vong thông qua chăm sóc thích hợp;
- Và thứ năm, để phát triển vắc xin và các phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả.
Sức khỏe cho mọi người (ảnh minh hoạ nguồn internet)
BS Nguyễn Quốc Chinh, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (lược dịch)
Nguồn: Phát biểu khai mạc của Tổng giám đốc TCYTTG tại cuộc họp báo về COVID-19 - 8 tháng 5 năm 2020